Lý Tưởng Chính Trị Dân Chủ
Dân chủ là ý thức rộng mở, nhu cầu tiến hóa của nhân loại đã trở thành gía trị phổ cập chung của thế giới mà hầu hết mọi quốc gia đều mong mốn thực thi. Như thế dân chủ là con đường thể hiện những tinh hoa, văn minh của nhân loại, một nhu cầu tất yếu của thời đại . Dân chủ đích thực trọn vẹn với mọi giá trị chân-thiện-mỹ, mặc nhiên tự nó đều phải hội đủ tất cả mọi yếu tố về nhân quyền, tất là quyền tự do và bình đẳng giữa con người; có thế dân chủ mới không bị hạn hẹp, lạm dụng bởi những cá nhân, đoàn thể hoặc bất cứ một chế độ độc tài nào. Dân chủ căn bản đích thực là quyền sống tự do phát xuất từ chiếc nôi cá nhân chứ không phải tập thể, mọi sự nhân danh tập thể như “dân chủ tập trung“ chỉ là sự lợi dụng, bóc lột, xua đẩy cá nhân vào mục tiêu nào đó chứ không thể gọi là dân chủ được. Dân chủ đòi hỏi mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về ý nghĩ và hành động của mình, được quyền tự lựa chọn lấy những điều phù hợp với cá thể để tự xây dựng, phát huy những tiềm năng, mở rộng và dung hợp mọi đường hướng tiến bộ chung; tất cả đều đi dần từ cá nhân đến tập thể, quốc gia và cộng đồng nhân loại mà không thể có khuynh hướng đi ngược lại từ phía tập thể áp đặt sẵn những khuôn thước mẫu mực mà cá nhân chỉ biết nhắm mắt chấp hành.
Dân chủ muốn được liên tục bền vững thì cần phải được bảo vệ bởi hiến pháp và luật pháp, điều này hẵn nhiên hiến pháp và luật pháp đã nêu rõ các quyền lợi, bổn phận và trách nhiệm của người dân đối với quốc gia trong quan hệ hổ tương, đây là nền tảng dân quyền đã được luật pháp định chế hóa để hổ trợ cho xã hội dân sự luôn được tự do hoạt động mà không phải bị khống chế bởi chính quyền. Cũng từ nền tảng này dân chủ chính thật là thể hiện nền pháp trị đầy đủ ý nghĩa nhất.
Hiến pháp là bộ luật cơ bản tối cao của một quốc gia mang tinh thần dung hợp và khai phóng, theo đó mọi giá trị về đạo đức, quyền sống của mỗi người dân, gia đình, đoàn thể, quốc gia và cộng đồng nhân loại đều được phổ biến thành văn bản. Hiến pháp phản ảnh được mọi sự trong sáng, lành mạnh chính là trí tuệ tinh hoa của quốc dân được mở rộng trên con đường nhân trị, dân chủ… Luật pháp được căn cứ vào nền tảng của hiến pháp để chép thành các luật lệ chi tiết có khả năng đóng vai trò xử lý, hòa giải mọi mâu thuẩn bất đồng giữa mọi cá nhân và đoàn thể, nhằm giữ vửng an ninh trật tự và hướng đến sự tiến bộ chung cho xã hội, đồng thời tạo cơ hội để mọi người đều có được quyền tự do và bình đẳng ngõ hầu có thể thăng tiến, cải thiện nếp sống của mình mỗi ngày một thêm hoàn hảo hơn; do đó luật pháp phải được đưa lên hàng thượng tôn, buộc mọi người phải tuyệt đối tôn trọng. Luật pháp mang tính dân chủ hóa và văn minh hóa mọi mặt đời sống vì thế tôn trọng luật pháp cũng có nghĩa tôn trọng văn minh và dân chủ.
Hành Trình Dân Chủ
Từ khi tiếng súng của Pháp tấn công và các tỉnh thành Gia Ðịnh, Biên Hòa… Việt Nam lần lượt thất thủ để rồi dẫn đến thỏa ước ký nhượng ba tỉnh miền đông Nam kỳ cho Pháp của triều đình Huế, cho thấy dã tâm của thực dân Pháp đã thực sự quyết định tiến hành chiến lược được đàng chân lâng đàng đầu, tiến chiếm dần cho đến khi làm chủ và biến cả Việt Nam thành thuộc địa. Ðó cũng là lúc khắp bầu trời Việt Nam vang rền tiếng gọi núi sông, hàng lớp sĩ phu đã thức tỉnh sau bao năm dài ngủ vùi với lý tưởng lều chỏng kinh thi “áo gấm về làng“ đã quên bỏ, lần lượt đứng lên chống Pháp, những người con tổ quốc đã lên đường đi muôn phương tìm đường cứu nước, từ những phong trào Cần Vương, Ðông Du đến những đòi hỏi bức thiết của thời đại đã đưa đẩy những người con tổ quốc phải ra đi làm cách mạng khi nhìn thấy sự cai trị khắc nghiệt bóc lột, đè đầu cởi cổ của thực dân lên trên chính quê hương đồng bào mình! Làm sao dân có thể giàu, nước có thể mạnh khi nhìn khắp non sông đâu đâu nếp sinh hoạt của người dân ngàn đời vẫn luôn chịu an phận trong nếp sống xã thôn, bám lấy nơi “chôn nhau cắt rốn“ có mồ mã tổ tiên mà ít thấy ai nghĩ đến chuyện bỏ làng ra đi vì miếng cơm manh áo cho dù có bị những bất công, đàn áp của thực dân Pháp và đám quan lại tay sai. Mặt khác xã hội còn bị đè nặng bởi di sản phong kiến với truyền thống và nhiều cổ tục lỗi thời lạc hậu, không giúp được gì cho hành trang cứu nước, đánh đổ thực dân Pháp. Nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam rất có lý khi lên tiếng trong tác phẩm “Ðoạn Tuyệt“, vì ông đã nhìn thấy rõ khía cạnh của luật pháp có khả năng đóng vai trò hòa giải được những mâu thuẩn tranh chấp, đồng thời bảo vệ và phát huy được quyền sống, sự tự do và bình đẳng giữa người với người. Bên cạnh cái di sản phong kiến nhiều hệ lụy đau thương, những người con tích cực nhất của tổ quốc đã quyết chí lên đường làm cách mạng để xây dựng lại căn nhà Việt Nam đã bị mục nát với thời gian và lung lay tận góc rể trong cảnh nước mất nhà tan!.. Bên lũy tre làng dù có đẹp, những buổi chiều vàng dù có lung linh phản phất mùi lúa thơm đồng nội, hoặc một nơi chốn xa nào trên bải biển Việt Nam có xóm ngư dân ẩn hiện trong cảnh mây trời đá nước với bải các vàng ôm trọn một vòng nôi suốt thời thơ ấu cũng không giữ được bàn chân của người đi làm cách mạng mà ngược lại cái đẹp của non sông còn hun đúc thêm cho người cách mạng quyết chí thực hiện những chuyến đi xa khắp trời viễn phương… Nhưng đau đớn thay cuộc cách mạng của dân tộc cho đến giờ vẫn chưa được vuông tròn. Biết bao anh linh của người đi trước đã xã thân hy sinh, góp trí tuệ và xương máu để tô bồi cho tương lai Việt Nam lớn dậy, từ những thất bại của các phong trào Ðông Du, Nghĩa Thục…đến các đảng phái đãu tranh cách mạng trước sau vẫn nói lên một điều là khai thông mọi bế tắt cho xã hội Việt Nam, bằng cách đi tìm một cơ cấu chính trị nào có tính liên tục vững bền nhất khả dỉ có thể đánh đổ thực dân Pháp và xây dưng được một nước Việt Nam hùng mạnh để cùng chen vai chung với mọi quốc gia trong cộng đồng nhân loại. Nhìn chung khuynh hướng chính trị cách mạng Việt Nam đã chuyển hướng dần từ Quân chủ đến Dân chủ, từ Cần Vương đến Ðông Du, Nghĩa Thục….sau kết thành các đảng phái chính trị Cách Mạng như VN Quang Phục Hội, VN Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Ðại Việt Duy Dân Ðảng, Ðại Việt Dân Chính Ðảng, Ðại Việt Dân Xã Ðảng v.v…đã nói lên sự đoạn tuyệt với nền chính trị phong kiến, cũng cố vương quyền theo lối trị nước của Nho gia.
Sau thời Khổng Tử trước Công Nguyên, có những người như Thương Ưởng, Thận Ðáo, Doãn Văn, Thi Cảo, Lý Tư, Hàn Phi…..đã chủ trương trị nước bằng Pháp luật. Nổi bậc nhất có Hàn Phi đã mạnh mẻ công kích quan niệm Nhân trị của Khổng Tử, cho rằng như thế không phù hợp với sự tiến hóa trong thời đaị mới. Quan điểm trị nước của Hàn Phi Tử là vì số đông quần chúng chứ không vì số ít thánh nhân. Theo Hàn Phi Tử, nếu muốn người dân không vi phạm pháp luật thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng nếu muốn mọi người đều trở thành thánh nhân thì thắp đuốc tìm khắp thế gian cũng không có lấy một người! Vì thế trị dân cần phải thể theo số đông, nên chính yếu phải dùng luật pháp để cai trị, phải cho người dân thấy rõ tính công minh của luật pháp, ngõ hầu biết tôn trọng mà không vi phạm. Như thế cho thấy quan niệm nhân trị của Khổng tử có những điểm tương đồng với những tôn giáo khác là ngăn ngừa cái ác của con người từ mầm móng, việc này chỉ phù hợp về mặt đạo đức tu thân, đòi hỏi sự tự giác của con người nên không thể công bằng xử lý cho thích đáng hết mọi mâu thuẩn tranh chấp lẫn tội phạm hàng ngày xãy ra trong xã hội. Giữa cũ và mới, giữa thời đại ông và Khổng Tử cách nhau hàng mấy trăm năm nên ông rất hiểu rõ những khó khăn trong việc trị nước: “Thời thế đổi khác thì việc cũng đổi khác, mà việc đã đổi khác thì việc chuẩn bị cũng phải biến đổi theo“. Hàn Phi có kể một câu chuyện ngụ ngôn rất hay để nói với người làm chính trị đương thời:
“Nước Tống có kẻ đi cày thấy có một con thỏ chạy đâm đầu vào gốc cây ở gần đó gãy cổ mà chết. Nhân đó người ấy bỏ cày xuống, giữ lấy gốc cây để mong lại được thỏ…Nay có người muốn dùng chính trị của các đời vua trước để trị dân đời nay thì có khác gì câu chuyện ôm cây đợi thỏ trên đâu“.
Câu chuyện ôm cây đợi thỏ tựa như Việt Nam có chuyện ngụ ngôn ôm cây chờ sung rụng. Có thể ví với chế độ CSVN hiện tại, chỉ một tên nước dài lê thê CHXHCNVN đã nói lên thực chất huyển hoặc không tưởng của đảng CSVN về quốc tế Cộng Sản, một ý thức hệ lỗi thời đã đi đến cáo chung mà còn muốn lôi kéo lại, cố giữ lấy mô thức chính trị cũ kỹ thì có khác nào ôm cây đợi thỏ, đợi sung rụng, cố hà hơi cho Karl Marx, Lenin, Hồ Chí Minh sống dậy, “sống mãi trong sự nghiệp quần chúng“ thì chỉ tổ làm cho mọi người phải bị dị ứng, lo sợ cái bóng ma quái ác cứ chập chờn ẩn hiện như cỏi tối ám xa xôi nào đó luôn lởn vởn cản bước tiến hóa đến tương lai của dân tộc. Thế hệ Việt Nam muốn lớn dậy thì phải nhất quyết vung thanh gươm trí tuệ cắt đứt những hư ngụy ý thức hệ Mác, Lê Nin, thêm tư tưởng không có của Hồ Chí Minh cùng với mô thức chính trị độc tài toàn trị kiểu CS.
Gần một trăm năm bị Pháp đô hộ là gần một trăm năm nguời Việt Nam liên tục bền bỉ đãu tranh chống Pháp, linh hồn cách mạng Việt Nam đã thành nét son đỏ thấm vào linh hồn Việt Sử. Các nhà cách mạng đã rất ưu thời mẫn thế nên mới khai dụng con đường dân chủ, nhưng đau đớn thay trong những nghiệt ngã của buổi giao thời, chính những người làm cách mạng đã trở thành những nạn nhân của thời cuộc với biết bao áp lực từ phía cường quyền, thực dân đến độc tài phong kiến Cộng Sản đã sát hại, truy nả, tù đày những tinh hoa như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Lý Ðông A, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ… Đến năm 1954 sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì hiểm họa chiến tranh do Hồ Chí Minh và đảng CSVN mang tham vọng độc quyền cai trị theo đường hướng đệ tam quốc tế CS nên đã phát động chủ trương đấu tranh giai cấp, hậu qủa dẫn đến sự tàn phá tang hoang khủng khiếp hết cả dân tôc và đất nước. Thực tế cho thấy cuộc chiến tranh mà đảng CSVN gọi là “chống Mỹ cứu nước“ đúng ra không cần thiết vì sự thật cho thấy sau thế chiến tất cả các quốc gia thuộc địa đều được dần trao trả độc lập và lại còn phát triển vượt bực nữa nếu như không có CS, không có hiểm họa chiến tranh xãy ra. Cuộc cách mạng dân chủ để phát triển xây dựng đất nước đã bị CSVN làm gián đoạn, đình trệ một cách trầm trọng; hậu qủa chứng minh ngày hôm nay Việt Nam cần hội nhập vào thế giới Tự do để xây dựng phát triển đất nước là con đường duy nhất không làm khác hơn được.
Cuộc cách mạng dân chủ dựng nước qua bao thế hệ đến ngày hôm nay vẫn chưa đi đến vuông tròn, lý tưởng dân chủ cần phải được tiếp nối, và giá trị chung cuộc là sự liên tục vững bền. Cho đến đầu thế kỷ 20, có những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ v.v… đến Lý Ðông A đã viết nên chủ thuyết lồng lộng triết lý nhân bản, hằn nét tinh hoa cỏi Đông phương hòa nhập với các giá trị dân chủ nhân quyền Tây phương để khai thông lộ trình thế kỷ 21, chuẩn bị cho thời đại mới, mở ra một kỷ nguyên tự do khai phóng cho cả dân tộc ý thức đứng lên làm chủ lấy vận mạng mình.
Sự liên tục bền vững là đại biểu cho qúa khứ, hiện tại và tương lai, là Đại khối Quốc dân thật sự có ý thức công dân, sẳn sàng kiến tạo ngôi nhà Việt Nam mà công pháp quốc gia là nền tảng vững chắt nhất giữ cho ngôi nhà tồn tại với thời gian. Trên hành trình cách mạng dân chủ dựng nước, các vị tiền bối cách mạng đã tìm thấy bản đồ, lương thực và nước uống, nhưng bản đồ chưa được kiến giải vì cơ may nắm chính quyền chưa tới thì đã bị thực dân và cộng sản áp bức, tù đày, sát hại. Thế hệ tiếp nối chúng ta có phận sự phải kiến giải bản đồ và gánh lấy hành trang để đi tiếp. Chúng ta phải đãu tranh để mở ra tiến trình dân chủ hóa đất nước, để công pháp quốc gia luôn được sáng tỏ, để những thảm trạng áp bức, tù đày, sát hại vỉnh viễn không bao giờ được tái diễn! Chúng ta đấu tranh để mở ra tiến trình dân chủ hóa, để công pháp quốc gia có thể trừng trị mọi mưu đồ chính trị đen tối, để những thế hệ mai sau, người làm chính trị thật sự có thể đứng thẳng người, ung dung thoải mái đóng gốp tài năng và tinh hoa cho đất nước. Con đường đầy tích cực, trong sáng, tránh đuợc nhiều lỗi lầm nhất trước sau vẫn là con đường Dân Chủ hóa.
Hành trình dân chủ là xây dựng một nền tảng vững bền, luôn đạt những thành qủa tốt cho mọi đường hướng chính sách, chiến lược xây dựng phát triển đất nước, hẵn nhiên là phải luôn đi đôi với những việc làm không vi phạm đến hiến pháp và luật pháp quốc gia nơi bất cứ thành phần nào trong xã hội từ chính phủ cho đến người dân thường; có thế mới cho thấy rõ tính ưu việt của luật pháp đóng được vai trò hòa giải, đoàn kêt được mọi thành phần dân tộc, và luôn tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức dân sự, chính trị luôn có được quyền tự do sinh hoạt, phát triển theo bản sắc độc lập mà không phải sợ bị đàn áp trù dập bất cứ từ đâu, đồng thời mọi cảnh chờ sung rụng, ôm cây đợi thỏ với quái thai “Định hướng xã hội chủ nghĩa“, với thể chế chính trị của đảng CSVN hiện nay vừa độc tài, vừa lạc hậu, luôn đi ngược lại mọi ý thức nhân quyền, văn minh và tiến bộ của loài người, tự nó sẽ dần bị đào thải, không thể tồn tại chung được trên con đường dân chủ hóa.
PHẠM THIÊN THƠ
October. 2002
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét