VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI


 

VIỆT NAM - THẾ GIỚI  
Thời sự Việt Nam – Tình hình Quốc Tế
Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp báo chí và bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến.
 
2014
(22-02-2014) Tổng thống Ukraina, Viktor Yanukovych bị lật đổ.

Nga tiến chiếm Crimea và dàn quân sát phía đông biên giới Ukraina.

Hoa Kỳ và Liên Âu lên án Nga vi phạm chủ quyền Ukraina. Đưa ra biện pháp chế tài kinh tế Nga.
 
VN phản đối giàn khoan dầu HD 981 của Tàu ngang nhiên vào vùng đặc quyền kinh tế VN khai thác. VN đã đưa tàu cảnh sát biển lẫn kiểm soát ngư chính ra ngăn cản hành động bất hợp pháp của giàn khoan Tàu.
 
(4-5-14) Tàu đưa giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 của Tổng công ty CNOOC vào vùng biển VN, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) của Việt Nam 150 cây số. Và tuyên bố thực hiện cuộc thăm dò dầu khí từ 4-5 đến 5-8 (trong 3 tháng).
 
(11-5-2014) Biểu tình phản đối trên khắp ba miền VN, phản đối Tàu đã ngang nhiên đem giàn khoan dầu vào lãnh hải VN. 

Liên tục trong các ngày 12,13,14/5 tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương và Sàigòn đã đình công, con số lên tới tới hàng chục ngàn người, các ngày kế tiếp đã lan rộng ra miền Bắc và Trung. Có nơi đã đập phá và đốt cháy các công xưởng của Tàu.
 
 
(10-5-14) Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24 tại Naypidaw, Miến Điện. Đã bày tỏ quan ngại về tình hình tranh chấp tại Biển Đông.

Lần đầu tiên trong phiên họp toàn thể các lãnh đạo ASEAN tại Naypyidaw, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Tàu vi phạm luật biển quốc tế qua việc đã ngang nhiên  đưa giàn khoan vào thềm lục địa VN.
 
 

(25-5-14) Ukraina bầu cử Tổng thống,  tỷ phú Petro Porochenko được đắc cử.

 

 
 
 
(30-5-14) Ti Din đàn An ninh Châu Á Shangrila, Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng, nước Nhật sẽ có những chiến lược chủ động hơn với "kế hoch Phòng v Tp th" để giúp đỡ và ủng hộ mạnh mẻ các nước Đông Nam Á bị Bắc Kinh lấn hiếp.

Hoa Kỳ cũng đã ngầm bật đèn xanh cho Tokyo ngõ hầu giảm nh gánh nng tài chính ca M trong chiến lược chuyn trc sang Châu Á - TBD

 
(2014) VN tiếp tục nền ngoại giao đu dây giữa Tàu và Mỹ qua vụ khủng hoảng về giàn khoan HĐ 981 thăm dò trái phép nơi vùng biển VN. Liên tục gồm các chuyến đi của Lê Hồng Anh sang Tầu "lai triều, đãi lệnh" (đến chầu, đợi lệnh), Phạm Quang Nghị, đến Phạm Bình Minh sang Mỹ.
 
 
(Tháng 6-2014) Lực lượng phiến quân Isis tuyên bố thành lập Nhà Nước Hồi Giáo với tên gọi chính thức là IS, sau khi đã tiến chiếm được nhiều vùng ở Iraq và Syria.
 
 
(9-9-2014) Hoa Kỳ công bố thành lập một liên minh quân sự quốc tế gồm các Đồng Minh Tây Âu cùng với sự kỳ vọng họp tác của các quốc gia khu vực tại Trung Đông chọn giải pháp quân sự chống Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mỹ dẫn đầu những cuộc không tập nhắm vào những căn cứ lớn của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) để yểm trợ cho mọi lực lượng địa phương theo hệ phái Shia chống lại tổ chức Nhà nước Hổi giáo. 


 
 2015
(30-9-2015) Nga chính thức can thiệp quân sự vào nội chiến Syria.
 
 
 

Bắc Kinh với chính sách « gài bẫy tín dụng » để phục vụ tham vọng bành trướng bá quyền trong tương lai.

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Cộng trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố ngày 14/05/2018.

Bản báo cáo dày 40 trang cho biết có 16 nước bị Trung Cộng xem là đối tượng của chiến lược « bí kíp ngoại giao nợ » và khống chế. Trong số các nước rơi vào kế hoạch « một vành đai… » có Vanuatu, Philippines, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Tonga và Micronesia.

Một trong những trường hợp điển hình là Papua New Guinea, một quốc đảo nằm trong ảnh hưởng lịch sử của Úc, nhưng vì nợ nần Trung Cộng không trả được, phải chấp nhận trở thành một địa điểm chiến lược của Bắc Kinh và nhượng tài nguyên thiên nhiên cho Trung Cộng khai thác. Trung Cộng cũng hiện nắm giữ gần một nửa số nợ nước ngoài của Vanuatu và đang tiến hành thương lượng sơ bộ với quốc đảo Vanuatu để lập căn cứ hải quân ở vùng Nam Thái Bình Dương chỉ cách phía đông nước Úc có 1750 km.

Các quốc gia nghèo khó, nhược tiểu vì mang cảnh nợ nần, bị rơi vào bẫy nợ không trả được, đành phải chấp nhận nhượng quyền khai thác tài nguyên cho chủ nợ, chấp nhận làm thí điểm phục vụ cho chiến lược lược bành trướng kinh tế và quân sự của Trung Cộng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét