Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự Việt Nam — Quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự Việt Nam — Quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Ukraina, trọng tâm của thượng đỉnh NATO

Thời sự: Thứ năm, 4/9/2014
   
Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen - Reuters
Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen - Reuters
Thanh Hà
        
28 nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng chính phủ tham dự thượng đỉnh khối NATO, tổ chức tại Newport, Anh Quốc. Lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Ý tiếp riêng Tổng thống Ukraina trước khi khai mạc hội nghị. Ukraina và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria là hai hồ sơ lớn của thượng đỉnh này.
 
Sáng nay 04/09/2014, trước khi chính thức khai mạc thượng đỉnh NATO, Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Anders Fog Rasmussen một lần nữa kêu gọi Nga ngưng can thiệp vào miền Đông Ukraina. Cùng lúc, Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko, tiếp kiến lãnh đạo 4 nước châu Âu.
 
Tại Newport lần này, ông Porochenko một lần nữa yêu cầu phương Tây giúp đỡ Kiev hiện đại hóa quân đội. Cụ thể hơn, Ukraina chờ đợi gì ở NATO ? Thông tín viên Murielle Pomponne từ Kiev tìm cách trả lời : 
 
« Kể từ thất bại sau cuộc tiếp xúc giữa hai Tổng thống Putin với Porochenko hôm 26/08/2014 và các đợt tấn công của phe thân Nga ở miền đông Ukraina, chính quyền Kiev liên tục yêu cầu các nước phương Tây hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quân sự.
 
Ukraina không cầu viện quốc tế gửi quân sang Ukraina nhưng muốn được viện trợ vũ khí và nhất là cung cấp trang thiết bị. Quân đội Ukraina hiện đang thiếu trang thiết bị phòng thủ. Tại thượng đỉnh Châu Âu gần đây nhất, Tổng thống Petro Porochenko đã không thuyết phục được Liên Hiệp Châu Âu giúp đỡ Kiev. 
 
Lần này, Ukraina đưa ra lời cầu viện tương tự tại thượng đỉnh khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên NATO không có lính và vũ khí trong tay. Chỉ có các nước thành viên trong khối mới có thể đáp ứng nhu cầu của Kiev.
 
Tuy nhiên, NATO có thể hỗ trợ Ukraina về phương diện tài chính. Cụ thể là huy động quỹ giúp Ukraina hiện đại hóa quân đội, hỗ trợ Ukraina về mặt hậu cần hay các công tác phòng thủ chống tin tặc … Nhưng đó là những chương trình mang tính dài hạn.
 
Trước mắt, Ukraina không phải là một thành viên của NATO cho nên tổ chức này không bắt buộc phải hỗ trợ Kiev. Chính vì vậy mà Ukraina lại nêu bật nhu cầu gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Mong muốn đó hiện vấp phải nhiều rào cản, đặc biệt là về mặt ngoại giao, cho dù chính tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố là cánh cửa của NATO vẫn để ngỏ ».
 
Về phần mình, Matxcơva sáng nay cảnh cáo Ukraina trước mọi ý đồ xin gia nhập khối NATO. Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh ý tưởng đó có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực tìm kiếm hòa bình ở miền đông Ukraina. 
 
Cũng liên quan tới Ukraina, hôm qua (03/09/2014) bộ Quốc phòng Mỹ thông báo 200 lính nhảy dù sẽ tham gia một cuộc tập trận quốc tế trong tháng 9/2014 tại miền tây Ukraina. Đây là một cuộc thao diễn quân sự được tổ chức tại Yavoriv, từ ngày 13 đến 26/09/2014. Các thành phần tham gia gồm quân đội Ba Lan, Ukraina, Roumani, Moldavia, Bulgari, Tây Ban Nha, Estonia, Anh, Đức, Litva và Na Uy. 
 
Ngoài ra vào tuần tới, hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tham dự một cuộc thao diễn được dự trù ở ngoài khơi Hắc hải. Trong cuộc thao diễn này có sự tham gia của lính Ukraina. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina, Hoa Kỳ đưa quân đến khu vực. Tuy nhiên bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel đã trên đài truyền hình CNN, đã loại trừ mọi khả năng tiến tới một sự đối đầu quân sự với Nga.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi

NATO - Nga : Bế tắc đối thoại về Ukraina

  Thời sự: Thứ năm, 4/9/2014
  
Tổng thống Porochenko tại Thượng đỉnh Newport - Reuters
Tổng thống Porochenko tại Thượng đỉnh Newport - Reuters
Thanh Hà
 
Ukraina là trọng tâm của thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Newport. Tổng thống Porochenko vào trưa nay tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ, Obama, tổng thống Pháp, Hollande và thủ tướng các nước Anh, Đức và Ý bên lề hội nghị. Quốc tế gia tăng áp lực đòi Matxcơva chấm dứt can thiệp vào miền Đông Ukraina.
 
Tại hiện trường, phe thân Nga ở miền Đông Ukraina đang giành lại thế mạnh. RFI đặt câu hỏi với giám đốc Viện Quan hệ Chiến lược Quốc tế IRIS của Pháp, ông Philippe Migault về bế tắc trong đối thoại giữa phương Tây và Nga trên hồ sơ Ukraina. 
 
Trước hết phải chăng việc phe thân Nga ở Đông Ukraina đang lấy lại ưu thế là một sự bất ngờ ?  
 
Điều đó vừa đúng mà vừa không đúng. Mới chỉ cách nay hai tuần, Kiev khẳng định là sắp dẹp được quân nổi dậy ở miền Đông Ukraina. Thế nhưng trên hiện trường, xung đột giữa quân đội Ukraina với phe nổi dậy thân Nga rất khốc liệt, nhất là ở vùng sát biên giới giữa Nga với Ukraina. Quân đội Ukraina cho tới nay chưa từng thành công trong việc tách rời quân nổi dậy khỏi vùng biên giới với Nga.
 
Trợ giúp từ phía Nga vẫn tiếp tục đổ về khu vực này, nuôi sống, trang bị cho phe nổi dậy thân Nga. Đương nhiên là ngày nào mà liên hệ đó còn được duy trì, thì quân đội Ukraina sẽ bị xói mòn, hao tốn sức lực. Quân đội Ukraina tuy có nhiều phương tiện nhưng lại bị chia rẽ và thiếu nhân sự. Hơn nữa, trong thế tấn công, Ukraina cần huy động nhiều binh sĩ và các phương tiện quân sự. Chốt lại, tình hình hiện nay tương đối không phải là một điều gây ngạc nhiên.
 
Quốc tế phải nghĩ gì khi Nga tuyên bố « xét lại chiến lược quân sự » ở phía tây trước khả năng NATO thu nhận thêm thành viên mới ?
 
Tôi nghĩ là chúng ta không nên nao núng vì tuyên bố đó của chính quyền Matxcơva. Nga không đưa ra điều gì mới mẻ cả. Ngay từ những năm 2010, Matxcơva đã coi khả năng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mở rộng biên giới là một mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga. Trong mắt các nhà cầm quyền Nga, NATO luôn là một hiểm họa. Có điều là với khủng hoảng Ukraina, sau việc Crimée bị thôn tính và sáp nhập vào nước Nga, NATO đề nghị thành lập căn cứ quân sự thường trực tại đông Âu, tức là sát cạnh biên giới của Nga. Đương nhiên là Matxcơva phải có phản ứng. Có nhiều khả năng Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng phía tây. 
 
Thưa ông Philippe Migault, thực ra Nga muốn gì trên hồ sơ Ukraina ?
  
Tôi nghĩ từ đầu cuộc khủng hoảng tới nay, mục tiêu của Matxcơva đối với Ukraina không hề thay đổi. Liên bang Nga luôn coi Ukraina là một quốc gia có lợi ích sống còn và có tầm mức chiến lược đối với bản thân nước Nga. Vì vậy Matxcơva làm tất cả để Kiev không ngả về phía Liên Hiệp Châu Âu và nhất là không đi theo NATO. Nga không muốn trông thấy một nước Ukraina thân Mỹ. Đương nhiên là Matxcơva không muốn quyền lực Ukraina nằm trong tay các nhà lãnh đạo bài Nga. Đơn giản chỉ vậy thôi.
 
Liệu rằng Nga có tiếp tục muốn thành lập một liên minh với Ukraina để buộc Kiev chịu ảnh hưởng của Matxcơva như dưới thời Liên Xô cũ hay không ?
 
Đương nhiên với khủng hoảng không hồi kết như hiện nay, mọi kịch bản đều có thể xảy ra. Chúng ta có thể liên tưởng tới một « liên bang Ukraina » hay một nước Ukraina bị chia đôi mà ở đó vùng Donbass tách rời hẳn khỏi Ukraina để thuần phục Matxcơva như ở vùng Nam Áp Kha Si. Nhiều người cũng không loại trừ khả năng miền Đông Ukraina xin được sáp nhập hẳn vào nước Nga. Ngày nào mà các bên liên quan không chịu ngồi vào bàn đàm phán, thì không thể nói tới hồi kết của khủng hoảng Ukraina. 
 
Vào lúc NATO họp thượng đỉnh ở Newport, Anh Quốc, ông có nghĩ là phương Tây và Nga có thể dễ dàng nối lại đối thoại để giải quyết hồ sơ Ukraina hay không ?
 
Tôi có cảm tưởng là liên quan tới đối thoại với Nga, cộng đồng quốc tế đang trong một tình huống tương tự như đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế của nước Pháp. Có nghĩa là tất cả mọi người cùng nhận thức được vấn đề nhưng không ai sẵn sàng làm bất cứ một việc gì để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề rất đơn giản. Nga muốn có một cuộc đối thoại về Ukraina. Nhưng đó phải là một cuộc đối thoại tương tương xứng, bình đẳng giữa các bên. Nga không muốn bị cộng đồng quốc tế áp đặt. Phương Tây thì coi đó là một thái độ ngạo mạn của các nhà cầm quyền Matxcơva. 
 
Khác biệt đó cho thấy khó có thể tiến tới đối thoại thực sự. Vấn đề đặt ra là quốc tế vẫn nghĩ nước Nga ngày này của ông Putin như liên bang Nga ở những thập niên 1990 dưới thời đạo của cố tổng thống Boris Eltsin. Đó là một sai lầm. Ngày nào mà chúng ta không hiểu được rằng nước Nga ngày nay của Putin không khoan nhượng như thời trước, thì không thể có một sự thương lượng thực sự để đem lại hòa bình cho Ukraina. 
 
Xin cảm ơn ông Philippe Migault, giám đốc viện IRIS.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

G7 quan ngại sâu sắc về tranh chấp chủ quyền ở Châu Á

Thời sự: Thứ năm, 5/6/2014
                                          
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 thảo luận tại Brussels, ngày 4/6/2014.
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 thảo luận tại Brussels, ngày 4/6/2014
            
Nhóm 7 nước công nghiệp (G7) bày tỏ quan ngại sâu sắc trước căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Trong thông cáo sau cuộc họp hôm qua ở Brussels (Bỉ), các lãnh đạo trong nhóm G7 tuyên bố phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm khẳng định các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ hay biển đảo bằng cách đe dọa, chèn ép, hay dùng võ lực.

Dù không đề cấp đến quốc gia nào nhưng người ta xem thông cáo này là một sự chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, quốc gia đang bị các nước láng giềng tố cáo dùng chiến thuật hiếp đáp để thăng tiến các tuyên bố chủ quyền hàng hải trên quy mô lớn.

Cả Trung Quốc và Nhật đều nhận chủ quyền ở Biển Hoa Đông. Tranh chấp leo thang trong năm 2012 sau khi Nhật quốc hữu hóa một nhóm đảo tại đây. Sau đó, Bắc Kinh đã tuyên bố một Vùng Nhận Dạng Phòng Không trong khu vực.

Tại Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đang tranh cãi căng thẳng liên quan đến vụ một giàn khoan của nhà nước Trung Quốc đặt tại vùng biển có tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Tàu hai nước đã xịt vòi rồng qua lại và đâm va vào nhau.

Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng chồng chéo với Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan.

Hoa Kỳ tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp nhưng mạnh mẽ chỉ trích các hành động của Trung Quốc. Mới đây, Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel, gọi các động thái của Bắc Kinh là ‘gây bất ổn.’

Bắc Kinh bác bỏ các tuyên bố này và xem đó là sự can thiệp bên ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Chưa thấy Bắc Kinh lên tiếng bình luận về thông cáo mới đây của nhóm G7.
 

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Shangri-la: Mỹ ủng hộ kế hoạch “phòng vệ tập thể” của Nhật

Thời sự: Thứ bảy, 31/05/2014

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-La, Singapore - REUTERS /Edgar Su
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-La, Singapore – REUTERS /Edgar Su
Tú Anh
 
Chiến lược an ninh khu vực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được Hoa Kỳ công khai hậu thuẫn. Tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Nhật Bản sẽ phải năng động hơn trong vai trò bảo vệ an ninh khu vực và Hoa Kỳ hết lòng yễm trợ.

Theo AFP, tại Diễn đàn an ninh khu vực khai mạc vào ngày hôm qua 30/05 ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố là Nhật Bản sẽ tích cực hơn trong việc bảo vệ an ninh khu vực theo như các nguyên tắc mới đã được sửa đổi về vai trò của quân đội mà Nhật Bản vẫn gọi là «tự vệ đội».
 
Bình luận về lời tuyên bố này của lãnh đạo Nhật Bản, cũng ngay tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, một cách mạnh mẽ nhất, ủng hộ quan điểm của Tokyo. Chủ nhân Lầu năm góc tuyên bố với các đồng nhiệm, chuyên gia, tướng lãnh vùng Châu Á-Thái Bình dương là Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực của Nhật «tái phối trí kế hoạch Phòng Vệ Tập Thể theo chiều hướng năng động kiến tạo hòa bình và trật tự khu vực».
 
Một cách cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết là Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản đã « bắt đầu xem xét lại các đường lối chỉ đạo chung » lần đầu tiên từ hai thập kỷ. Nỗ lực chung này nhằm bảo đảm cho liên minh Mỹ-Nhật phát triển phù hợp với tình hình an ninh khu vực và nâng cao khả năng ứng phó của quân đội Nhật.
 
Trước đó, theo trình bày của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản cũng như Đông nam Á đang bị Trung Quốc gây hấn. Trong tình huống này, Tokyo phải có khả năng đối trọng với Bắc Kinh và phải năng động hơn hiện nay.
 
Theo sách lược « phòng vệ tập thể », quân đội Nhật không bắt buộc phải chờ bị đối phương tấn công trước mà có thể ra tay trước nếu một « đơn vị bạn » bị đe dọa.
 

Vì an ninh châu Á, Nhật Bản đối trọng với Trung Quốc

Thời sự: Thứ bảy, 31/05/2014

Thủ tướng Shinzo Abe: Nhật sẽ giao cho Philippines, Indonesia và Việt Nam tàu tuần duyên để tăng khả năng tự vệ - Reuters /P. Hackett
Thủ tướng Shinzo Abe: Nhật sẽ giao cho Philippines, Indonesia và Việt Nam tàu tuần duyên để tăng khả năng tự vệ – Reuters /P. Hackett
Tú Anh
 
Trung Quốc đơn độc tại Diễn đàn An ninh Châu Á Shangrila diễn ra hàng năm tại Singapore. Hành động gây bất ổn định của Bắc Kinh bị Washington cảnh cáo trong khi Tokyo, nhân danh hòa bình khu vực tuyên bố sẽ chủ động hơn và giúp đỡ nhiều hơn các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc lấn hiếp.
 
Thái độ hung hăng của chính quyền Trung Quốc tại Hoa Đông và Biển Đông đã đưa đến một hệ quả không thể tránh được : Bắc Kinh bị đặt vào thế bị cáo trong lúc Tokyo nổi bật với vai trò cứu tinh : hỗ trợ các quốc gia trong vùng bảo vệ an ninh trên không và trên biển.
 
Tại Diễn đàn An ninh khu vực Sangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với tư cách là khách mời chỉ đạo, tuyên bố Nhật và Hoa Kỳ đã sẵn sàng thắt chặt hợp tác với Úc và Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
 
Trong chiều hướng này, Nhật Bản đóng vai trò năng động và tích cực hơn so với thời gian qua để bảo vệ hòa bình tại châu Á và cho thế giới.
 
Trước mặt các phái đoàn quân sự cao cấp, chuyên gia quân sự, ngoại giao quốc tế trong đó có Trung Quốc, và Đông Nam Á, ông Shinzo Abe loan báo Nhật Bản sắp chuyển giao cho Philippines, một trong những quốc gia nghèo trong vùng, 10 tàu tuần duyên để tăng cường khả năng tự vệ. Indonesia cũng sắp nhận được ba tàu tuần duyên tương tự và Việt Nam cũng có thể được hỗ trợ không khác gì hai nước ASEAN kia.
 
Thông điệp an ninh của Thủ tướng Nhật Bản được đưa ra vào lúc tình hình trên hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông tăng nhiệt. Hôm nay, hai tàu tuần duyên Trung Quốc lại xâm nhập quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ngày 25/05/2014, Trung Quốc cho máy bay chiến đấu bay sát, khoảng 30 mét, một máy bay quân sự Nhật Bản.
 
Trong vùng lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc hành xử như đang ở ao nhà, đặt giàn khoan tìm khí đốt, huy động hàng trăm hải thuyền trấn áp tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu cá của ngư dân. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố 80% biển Đông Nam Á là của Trung Quốc.
 
Trong một phản ứng mới nhất, Việt Nam hôm thứ Năm 29/05/2014, tố cáo tàu chiến Trung Quốc chỉa súng uy hiếp tàu cảnh sát biển Việt Nam. Trong cuộc đọ sức không tương xứng với Trung Quốc năm 2012, Philippines bị mất một vùng đảo đá ngầm và ngư trường truyền thống của dân chài.
 
Trong thống điệp tại Singapore, Thủ tướng Nhật Bản nhiều lần nhắc đến « nhà nước pháp quyền » kêu gọi các quốc gia trong vùng tôn trọng ba nguyên tắc : tôn trọng chuẩn mực quốc tế về đường phân định biên giới, không dùng biện pháp cưỡng chế, áp đặt và phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
 
Không tố cáo đích danh Trung Quốc, Thủ tướng Shinzo Abe lên án các hành động « vi phạm ba nguyên tắc này » cố tình « làm thay đổi nguyên trạng ».
 
Theo quan điểm của lãnh đạo Nhật Bản, để bảo vệ được nền hòa bình trong khu vực trước những đe dọa của Trung Quốc, các nước liên hệ phải hợp tác chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ cũng như với Úc ở tận cùng Nam Thái Bình dương.
 
Chiến lược của Nhật được đặt tên là « kế hoạch Phòng vệ Tập thể » cho phép Nhật Bản hiện đang bị Hiến pháp hiếu hòa trói buộc, có thể động binh khi một đồng minh bị uy hiếp mà không cần chờ đến phiên mình bị tấn công.
 
Sáng kiến của Tokyo đã được Hoa Kỳ, qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hoan nghênh và ủng hộ.
 
Kế hoạch này nếu được tiến hành sẽ tạo cho Nhật bản một vai trò chủ động hơn thay vì phải chờ và nhờ sức mạnh của Hoa Kỳ. Mặt khác, nó giúp cho ngành công nghệ quân sự Nhật Bản phát triển mạnh và làm nhẹ gánh nặng tài chính của Mỹ trong chiến lược chuyển trục. Các nước Đông Nam Á có được một đồng minh gần về quân sự lẫn kinh tế.
 
Phản ứng của Trung Quốc không làm giới phân tích ngạc nhiên : Theo AFP, bà Phó Oánh, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Trung Quốc có mặt tại Singapore, cho rằng Nhật Bản khai thác xung khắc biển đảo để sửa đổi chính sách an ninh khu vực và điều này làm các quốc gia trong vùng lo ngại.
 
Ngoại trừ Bắc Kinh, chưa một thủ đô châu Á nào bị Trung Quốc uy hiếp, đã lên tiếng phản đối Nhật Bản.
 

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Việt Nam cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ hạ đặt giàn khoan

Thời sự: Thứ sáu, 23/05/2014


Việt Nam đang cứu xét giải pháp đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn về các vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông.

Báo Financial Times dẫn lời ông Ernie Bowers, một chuyên gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), đánh giá khả năng Hà nội sẽ theo chân Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye, là có xác suất 75% sẽ xảy ra.

Ông Bowers là người quen thuộc với cuộc tranh luận ở Việt Nam về liệu có nên tiến hành giải pháp pháp lý chống Trung Quốc hay không.

Cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng căng thẳng tăng cao đáng kể trong 3 tuần qua, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào Biển Đông, và lần đầu tiên khởi sự khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý.

Hôm nay truyền thông báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, dường như muốn đẩy mạnh phương án này. Trang bienphong.com đăng bài viết với hàng tít "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc." Trang mạng này dẫn lời Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định như vừa kể.

Ông Trục nói rằng nếu Hà nội không cương quyết ngăn cản bước leo thang của Trung Quốc lần này, thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc sau này tiến sát vào bờ biển Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng để khai thác dầu khí. Ông Trần Công Trục cho rằng vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một cuộc "xâm lược mềm", rất nguy hiểm và rất khó đối phó.

Hơn 100 tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Hãng tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt "giải pháp quốc phòng" khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp ly, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.

Quyết định của Việt Nam theo chân Philippines đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa Án Trọng Tài quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Trung Quốc vẫn muốn giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, nhưng một số nước ASEAN, nhất là Philippines, tin rằng quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là giải pháp duy nhất đối với các nước nhỏ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông.

Trả lời một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện qua email hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tấn Dũng gạt giải pháp quân sự sang một bên.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, rằng liệu Việt Nam có nghĩ tới việc giải quyết những căng thẳng bằng các phương tiện quân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng viết:

"Quý vị hỏi về các biện pháp quân sự à. Không, Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và mất mát do các cuộc chiến xâm lược gây ra trong quá khứ rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn có hòa bình và hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước."

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ không bao giờ là nước khởi sự một cuộc đối đầu quân sự, trừ phi bị buộc vào thế phải tự vệ.

Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng.

Nhưng mặt khác, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào chống một nước khác.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã dùng những từ ngữ cứng rắn và quyết liệt hơn khi nói đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Ông Kurt Campbell, từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách vùng Đông Á, nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định đi theo một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn về cái gọi là đường 9 đoạn tại Biển Đông, vạch ra vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, bởi vì ASEAN ngày càng bực dọc hơn về tình trạng thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Tuần trước, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, kêu gọi Trung Quốc hãy rời các vùng biển của Việt Nam để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở quần đảo Hoàng Sa. Lời phát biểu của Tổng thư ký ASEAN đã khơi lên một phản ứng mạnh từ Bắc Kinh, nói rằng ông Lê Lương Minh đã "làm ngơ sự thật, vi phạm lập trường trung dung của ASEAN, và đơn phương đánh đi những tín hiệu sai lạc."

Nguồn: Reuters, Financial Times, Thanhnien, Tuoi Tr

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Việt - Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan

Thời sự: Thứ tư, 21/05/2014

Bộ trưởng Phạm Bình Minh từng gặp Bộ trưởng John Kerry
 ở hội nghị Asean tháng Bảy 2013
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.
 
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói cuộc điện đàm diễn ra sáng 21/5.
 
Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
 
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
 
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
 
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
 
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
 
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.
 
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.
 

Căng thẳng

 
Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã công kích Việt Nam
Cuộc điện đàm được Việt Nam công bố dường như cho thấy cố gắng xích lại gần với Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh không nhượng bộ về vụ giàn khoan.
 
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam.
 
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
 
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
 
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
 
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
 
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
 
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
 
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.
 
Nguồn: http://www.bbc

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Ba miền VN biểu tình lớn chống TQ

Thời sự: Chủ nhật, 11/05/2014
 

Hình ảnh những người biểu tình tại Sài Gòn hô khẩu hiệu chống Trung Quốc
 
Biểu tình lớn nổ ra sáng Chủ nhật 11/5 tại cả ba miền Bắc Trung Nam để phản đối hành động Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.
 
Con số người tham gia được nói lên tới hàng nghìn ở cả nước.
 
Báo điện tử Vnexpress đưa tin dòng người biểu tình ở Hà Nội sáng 11/5 ước tính lên đến hơn 1000 người.
 
Đoàn biểu tình đã có mặt từ sáng sớm trước tòa đại sứ Trung Quốc với các khẩu hiệu viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
 
Tại TP.HCM, 54 nhân sỹ trí thức bao gồm những gương mặt quen thuộc như Giáo sư Tương Lai, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm, sáng 11/5 cũng đã chủ trì một buổi mít-tinh trước Nhà Hát Lớn.
 
Trong những người xuống đường, còn có các cựu công chức nhà nước, trong đó có những gương mặt quen thuộc như ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ TP.HCM.
 
Ông Khoa được Vietnamnet dẫn lời nói "quan trọng nhất trong việc bảo vệ chủ quyền vẫn là lòng dân. Khi mọi người cùng đồng lòng thì nhất định sẽ bảo vệ được đất nước, giang sơn mà cha ông ta đã xây dựng".
 
Giáo sư Tương Lai phát biểu tại buổi mít-tinh sáng 11/5 trước Nhà Hát Lớn

Đông đảo người dân đã đổ về Nhà Hát Lớn, TP.HCM

Ông Đặng Văn Khoa được nhiều người biết đến nhờ những phát biểu thắng thắn chỉ trích sai phạm của giới công chức

Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5, nhà thơ Đỗ Trung Quân, người tham gia vào cuộc tập hợp, tuần hành chống hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, kể lại những điều mà ông đã nghe thấy trong cuộc biểu tình sáng nay như sau:
 
"Trên đường tôi gia nhập vào đoàn biểu tình tôi thấy có một công nhân vệ sinh đẩy xe quét rác đứng lại nói chuyện với một chiến sỹ bảo vệ lãnh sự quán cũng là người Việt. Anh nói rằng 'Họ như thế là đã đụng đến Tổ quốc'."
 
'TQ đã đụng đến Tổ quốc VN'
 
"Một chị đi nhặt bao ny lông và bán vé số cũng nói rằng phải vậy thôi vì nó quá lắm rồi."
"Tôi nhận ra được Trung Quốc đã đụng đến vấn đề thiêng liêng nhất của Việt Nam đó là vấn đề đất nước," nhà thơ nói.
 
Theo tường thuật của VnExpress, sáng 11/5 nắng nóng gay gắt, nhưng người Đà Nẵng vẫn tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng.
 
Thông tin do cư dân mạng đăng tải cho biết đoàn người biểu tình đã diễu đến trước UBND thành phố trước khi giải tán vào tầm 10 giờ.
 
Đây là một trong những lần hiếm hoi một cuộc biểu tình nổ ra ở Đà Nẵng

Theo một số phản ánh từ TP.HCM, các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung Quốc đã bị chặn sau cuộc biểu tình hôm 10/5, vốn đã được báo chí trong nước đăng tải rộng rãi.
 
Tuy nhiên, đông đảo người biểu tình vẫn đứng trước rào chắn của lực lượng an ninh, với quốc kỳ Việt Nam và các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
 
Các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung Quốc ở TP.HCM đều bị chặn

Một người dân sống ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC với điều kiện giấu tên rằng cuộc biểu tình chống hành động của Trung Quốc vào sáng 11/5 ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra 'thuận lợi', 'không bị cấm cản' và 'không có ai bị bắt'.
 
Theo lời người này kể do sáng Chủ nhật trên đường phố xe cộ đông đúc nên chỉ có cảnh sát điều tiết giao thông để những người biểu tình tuần hành thuận lợi và đoạn đường trước Lãnh sự quán Trung Quốc được công an bảo vệ để tránh người biể̉u tình tiếp cận.
 
Tuy nhiên, theo quan sát của người này thì cũng có nhiều công an có mặt để theo dõi những người mà họ cho là khả nghi để phòng khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc chuyển thành chống chế độ.
 
Theo lời kể của anh này thì anh có gặp một người phụ nữ trong đám đông biểu tình bức xúc trước thái độ mà bà cho là 'bán nước' của chính quyền.
 
Tuy nhiên, trong số những khẩu hiệu được hô trong cuộc biểu tình không có khẩu hiệu chống chính quyền, theo lời nhân chứng giấu tên này.
 
"Có một số người có tâm lý dè dặt. Khi tôi rủ họ đi biểu tình thì họ không dám đi vì sợ ra đến đó sẽ bị dính vào biểu tình chống chế độ," ông nói.
 
"Nếu chỉ biểu tình phản đối Trung Quốc thôi thì không sao."
 
Một cuộc biểu tình cũng đã diễn ra trước tòa lãnh sự Trung Quốc sáng 10/5

Tân Hoa Xã nói về hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện:
 
Hôm thứ Bảy các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã bày tỏ'quan ngại sâu sắc' về các diễn biến ở Biển Nam Trung Hoa và kêu gọi có giải pháp hòa bịnh.
 
Các bộ trưởng ASEAN khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển Nam Trung Hoa(SCS) cũng như Nguyên tắc sáu điểm về SCS cùng Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh A SEAn- Trung Quốc nhân kỉ niệm 10 năm Tuyên bố ứng xử của các bên tại vùng biển Nam Trung Hoa (DOC).
 
Hôm thứ Sáu, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh đã nhắc lại Trung Quốc đặt giàn khoan ở Tây Sa, nơi không hề có tranh chấp, Tân Hoa Xã nói.
 
Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu khẳng định chủ quyền trước tòa đại sứ Trung Quốc

BBC News, London: Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp thượng đỉnh lần đầu tại Miến Điện đã kêu gọi Trung Quốc cùng Việt Nam chấm dứt đối đầu ngoài Biển Đông và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
 
Theo phóng viên Bill Hayton của BBC News (11/5), tuần trước Trung Quốc đã cho một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam cũng tyên bố chủ quyền và khiến nổ ra các vụ va chạm nhiều ngày liền giữa các tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển hai bên.
 
Các tổ chức dân sự cũng kêu gọi trả tự do cho những người từng tham gia chống Trung Quốc đang bị bỏ tù

Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP vừa được phát đi viết: "Việt Nam cho phép hàng trăm người tập hợp la ó phía ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào Chủ nhật ngày 11/5 để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông."
 
"Các nhà lãnh đạo chuyên chế của Việt Nam kiểm soát các cuộc tập hợp của quần chúng rất chặt chẽ do lo sợ những người biểu tình chống chính quyền. Nhưng lần này dường như họ phải nhường bước trước sự phẫn nộ của quần chúng."
 
AP dẫn lời một luật sư có tên là Nguyễn Xuân Hiền nói: "Chúng tôi đều phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc."
 
"Chúng tôi phải đến đây để người Trung Quốc có thể hiểu được sư phẫn nộ của chúng tôi," ông nói với AP.
 
Một số nhân viên bên trong tòa đại sứ Trung Quốc được cho là đã quay phim, chụp hình người biểu tình

Theo AP thì đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Việt Nam sau sự cố tàu thăm dò của Việt Nam bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi năm 2011. Khi đó, chính quyền Việt Nam cho phép biểu tình trong một vài tuần nhưng sau đó đã dùng biện pháp trấn áp khi các cuộc tập hợp này chĩa mùi dùi vào phía chính quyền.
 
Theo miêu tả của AP thì trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 11/5 có diễn giả đứng trên xe cảnh sát lên án hành động của Trung Quốc, đài truyền hình nhà nước có mặt tại chỗ ghi lại diễn biến và có những người tung khẩu hiệu ghi: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân."
 
"Một số người biểu tình rõ ràng là người của chính quyền, trong khi nhiều người khác là những người dân thường phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc. Một số nhà hoạt động quyết định không tham gia vì có sự dính líu của Nhà nước," bản tin viết.
 
Từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng nay đã là thời điểm Đảng và nhà nước Việt Nam phải dựa vào nhân dân mới có thể đối phó được với Trung Quốc trong vụ giàn khoan đang gây ra đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
"Đến lúc nhà nước cũng phải cần đến sự ủng hộ của nhân dân, do vậy cũng không còn ngăn cấm như hồi xưa nữa, hồi xưa bất cứ những phát biểu nào, biểu hiện nào tự phát của nhân dân đều bị nhà nước cấm đoán khi đụng tới Trung Quốc," nguyên Thư ký Tòa soạn báo thanh niên giải thích sự thay đổi đột ngột của chính quyền.
 
"Nhưng bây giờ nhà nước nghĩ rằng phải dựa vào nhân dân, cho nên báo chí bắt đầu cũng được cho phép nói, và cụ thể là chiều nay tại Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho luật sư đoàn tổ chức một cuộc mít-tinh chống lại xâm lấn của Trung Cộng."
 
Ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam đã có bình luận với BBC về động thái được cho là thay đổi 180 độ của chính quyền đối với các cuộc phản đối Trung Quốc do người dân tự động tổ chức, hay còn gọi là 'biểu tình tự phát'.
 
"Theo ý kiến của tôi, chắc chắn việc người dân được biểu tình một cách tương đối là tự do, mà không bị lực lượng an ninh hoặc công an ngăn cấm, thì chắc chắn đó là có chủ trương của nhà nước," , nói.
 
"Một số nguồn tin người ta nói rằng là (chính quyền) không ngăn cản mà cũng không khuyến khích, tôi nghĩ rằng trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các ông ấy ngăn cản người dân đi biểu tình, biểu thị lòng yêu nước.
 
"Biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, thì các ông ấy sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán nước,
 
"Trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các ông ấy ngăn cản người dân đi biểu tình, biểu thị lòng yêu nước, biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, thì các ông ấy sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán nước."
 
"Và chắc chắn là các ông ấy không muốn để cho người dân lên án như vậy."
 
Tác giả "Bên Thắng Cuộc" cũng xuống đường

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: Có quá nhiều lời kêu gọi, vậy sáng nay, chủ nhật 11-5-2014, chúng ta nên đi theo lối nào? - Nhiều bạn trẻ hỏi tôi. Tôi nghĩ, bạn có thể đọc hay không đọc những lời kêu gọi ấy, thậm chí, bạn có thể nghe hoặc không nghe nói đến "đèn xanh" của Chính quyền; nhưng, bạn chỉ nên bước ra khỏi nhà khi biết trong lòng mình nghĩ gì.
 
Chỉ khi chúng ta nhận ra đất nước cần gì ở mình trong tình thế này; biết mình có thể đóng góp được gì và đặc biệt biết những việc mình đang làm là để thỏa tâm nguyện của chính mình thì mới nên Xuống Đường!
 
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết trên Facebook: Những hình ảnh xuống đường của nhân dân, nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng....cảm động đến trào nước mắt.
 
Tổ Quốc tôi như một con tàu, dũng mãnh, can trường, xông thẳng ra biển lớn
 
Nhà thơ, nhà văn Thái Bá Tân viết trên Facebook:
 
Sơn hà đang nguy biến.
Kẻ thù đã kề bên.
Chúng ta, con dân Việt,
Hãy nhất tề đứng lên.
 
Mỗi người theo một cách
Yêu đất nước của mình.
Nhưng không ai được phép
Thờ ơ và vô tình.
 
Nguồn: http://www.bbc

Việt Nam lên án Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN

Thời sự: Chủ nhật, 11/05/2014

Các nguyên thủ Đông Nam Á tại Thượng đỉnh Asean, Naypyidaw, 10/05/2014. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (thứ sáu từ trái sang).
Các nguyên thủ Đông Nam Á tại Thượng đỉnh Asean, Naypyidaw, 10/05/2014. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (thứ sáu từ trái sang).
REUTERS/Soe Zeya Tun
Thanh Hà
        
Ngày 11/05/2014, Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Miến Điện. Căng thẳng tại Biển Đông là trọng tâm Hội nghị. Lãnh đạo 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam trực tiếp lên án Trung Quốc « ngang nhiên » gây hấn và đã có những hành động « cực kỳ nguy hiểm » đe dọa hòa bình.
 
Căng thẳng ở Biển Đông làm lu mờ sự kiện lần đầu tiên thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại Miến Điện kể từ khi quốc gia này tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Phát biểu tại phiên họp toàn thể các lãnh đạo ASEAN tại Naypyidaw, Miến Điện, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên án Trung Quốc vi phạm luật biển quốc tế qua việc đã « ngang nhiên » đưa giàn khoan vào thềm lục địa, « rất hung hăng » bắn vòi rồng, và « đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, dân sự của Việt Nam, gây nhiều hư hại và làm nhiều người bị thương ».

Thủ tướng Việt Nam nói thêm : « Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông ».

Sau cùng Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội đã dùng mọi kênh đối thoại để liên lạc với Bắc Kinh nhằm "phản đối và yêu cầu” Trung Quốc rút giàn khoan, tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhưng đến nay «Trung Quốc không những không đáp ứng mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn».

Trong cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ Việt Trung nhưng « kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ». Việt Nam kêu gọi ASEAN và quốc tế phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.

Phản ứng của Trung Quốc

Hôm qua (10/05/2014) chỉ vài giờ sau khi các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định « Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN ». Đồng thời Bắc Kinh lên án một số quốc gia « lợi dụng vấn đề Biển Đông để chia rẽ Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á ».

Sau khi Trung Quốc đơn phương đạt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, sau vụ tài Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông được công bố hôm 10/05/2014 tại Naypyidaw bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về những gì đang diễn ra tại khu vực này. Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ; khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông. Ngoại trưởng Singapore, nhấn mạnh : ASEAN không thể im lặng trước những sự cố gần đây ở Biển Đông vì điều đó sẽ càng làm tổn hại đến uy tín của khối này.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ra một Tuyên bố riêng về mối đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Giới quan sát nhấn mạnh đến sự đoàn kết của 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Thời sự: Thứ bảy, 10/05/2014
    
Đức Tâm
 
Hôm nay 10/05/2014 tại Naypidaw, Miến Điện, Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24. Trước đó, các Ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp để chuẩn bị cho Thượng đỉnh và hội nghị các Ngoại trưởng đã ra tuyên bố bầy tỏ sự quan ngại về các vụ đụng độ ở Biển Đông, thể hiện sự lo lắng của các nước ASEAN trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ.
 
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản « Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông hiện nay », nhấn mạnh là các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.

Bản tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC và nhấn mạnh sự cần thiết sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC.

Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam cho báo giới biết là « tại Biển Đông, những sự cố gần đây là vấn đề gây lo ngại nhất » và « trung lập không đồng nghĩa với sự im lặng ». Vẫn theo lãnh đạo ngoại giao Singapore, nếu ASEAN im lặng trước các vụ va chạm gần đây ở Biển Đông, thì « uy tín của ASEAN – vốn đã bị giảm sút trong những năm vừa qua – lại càng bị tổn hại nghiêm trọng hơn ».

Theo giới quan sát, việc các Ngoại trưởng ASEAN ra được tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông là một thắng lợi, chứng tỏ tình đoàn kết của khối này, đồng thời thể hiện bản lĩnh của Miến Điện, hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN, trước sức ép liên tục và mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"

Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)

Thời sự: Thứ ba, 6/05/2014    
 
Thanh Phương
        
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày hôm nay, 06/05/2014, viết rằng Trung Quốc phải « cho Việt Nam một bài học », nếu Hà Nội bị cho là gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.
 
Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận nói trên sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, xem đây là hành động « bất hợp pháp ».

Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 04/05, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Lê Hải Bình tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối ». Phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn torong vùng biển của Trung Quốc.

Đáp lại phản ứng của phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay khẳng định « Hà Nội sẽ không dám tấn công trực tiếp các giàn khoan của Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam có thêm những hành động ở Tây Sa ( tên Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ), mức độ các biện pháp đối phó của Trung Quốc phải được nâng lên ». Tờ báo viết tiếp : « Nếu Việt Nam trở nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng ».

Theo hãng tin AP, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến lược của Trung Quốc hiện nay là nâng dần mức độ xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, vì nghĩ rằng các nước láng giềng nhỏ hơn rất nhiều sẽ không thể hoặc không dám ngăn chận. Hà Nội đã từng tố cáo tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và sách nhiễu ngư dân Việt Nam.

Cũng theo nhận định của AP, những hành động nói trên của Bắc Kinh đặt chính quyền độc đoán của Việt Nam vào thế khó xử, vì người dân Việt Nam vẫn căm ghét Trung Quốc, đồng minh về ý thức hệ của Hà Nội. Các nhà bất đồng chính kiến vẫn lên án chính quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược với Bắc Kinh.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Elbe kỷ niệm 200 năm ngày Hoàng đế Napoléon bị lưu đày

Thời sự: Chủ nhật, 4/05/2014
     

Napoleón cưỡi ngựa viễn chinh, tranh của danh họa Jacques-Louis David © Dist. RMN Châteaux de Versailles (Gérard B)
Napoleón cưỡi ngựa viễn chinh, tranh của danh họa Jacques-Louis David © Dist. RMN Châteaux de Versailles (Gérard B)
Thanh Hà
 
Hòn đảo nhỏ nằm ở Địa Trung Hải, Elbe, kỷ niệm trọng thể sự kiện cách nay 200 năm, Hoàng đế Napoléon đặt chân đến cảng Portoferraio trong cuộc lưu đày. Elbe còn là điểm khởi đầu của « Triều đại 100 ngày ». Đối với dân cư địa phương, Napoléon là người có công đổi mới bộ mặt của hòn đảo này. Ngày nay, hàng năm dân chúng Elbe vẫn tổ chức trọng thể và cầu nguyện vào đúng ngày giỗ cố Hoàng đế Pháp.
 
Cách nay đúng 200 năm, Napoléon bị đày đến đảo Elbe. Hoàng đế Pháp được đưa đến đây trên một chiếc thuyền buồm. Các chức sắc trên đảo ra tận cảng Portoferraio nghênh tiếp vị Hoàng đế vừa bị truất phế. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, hôm nay hàng trăm diễn viên trong y phục của thời đại đầu thế kỷ thứ XIX diễn lại cảnh tàu của quân liên minh đưa Hoàng đế Pháp cập bến cảng Portoferraio vào đúng ngày 04/05/1814.
 
Từ sáng sớm, những con đườg nhỏ đã tấp nập ngựa xe. Hơn 400 diễn viên đến từ mọi miền châu Âu trong những bộ áo đuôi tôm, mũ có vành, đeo kiếm dài ngang thắt lưng, để cùng sống lại những giờ khắc lịch sử của hòn đảo.
 
Đối với tất cả những người có mặt trên đảo Elbe hôm nay, đây là một sự kiện trọng đại, một lễ kỷ niệm có nhiều ý nghĩa vì chính từ đảo Elbe này, Hoàng đế Napoléon đã lên kế hoạch chinh phục lại ngai vàng và chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tháng 3/1815, mở ra Triều đại 100 ngày cho tới trận chiến cuối cùng ở Waterloo.
 
Còn đối với chưa đầy 35.000 dân cư sinh sống tại hòn đảo nhỏ này ngày nay, thì Napoléon là người đã có công mở đường, dựng trường học bệnh xá xây cả nhà hát cho đảo Elbe. 
 
Giờ đây Elbe là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Cảng Portoferraio là điểm đến của những chiếc du thuyền hạng sang. Đảo Elbe thuộc chủ quyền của nước Ý có diện tích hơn 220 km2, là nơi Hoàng đế Napoléon bị đưa đi đày lần thứ nhất. Ông cư ngụ trên hòn đảo này tổng cộng là 10 tháng.
 
Tại đây, ông đã lên kế hoạch chinh phục lại quyền lực. Vào tháng 3/2015 Napoléon cùng với đội quân trung thành nhất của mình đổ bộ lên đất Pháp và bắt đầu thời kỳ trị vì ngắn ngủi được gọi là «Triều đại 100 ngày » cho đến khi bại trận ở Waterloo – Bỉ ngày 18/06/1815.
 
 

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Thủ tướng Đức thăm Mỹ : Ukraina nổi bật trong chương trình nghị sự

Thời sự: Thứ sáu, 2/05/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp G7 tại The Hague, 24/03/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp G7 tại The Hague, 24/03/2014
REUTERS/Jerry Lampen/Pool
Mai Vân
 
Vào hôm nay, 02/05/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel khởi sự chuyến viếng thăm Mỹ, được đánh dấu bằng một cuộc họp thượng đỉnh 4 tiếng đồng hồ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Với các diễn biến ngày càng đáng ngại ở Ukraina, hồ sơ này chắc chắn nổi bật trong cuộc nói chuyện Merkel-Obama, bên cạnh các hồ sơ kinh tế, thương mại, đặc biệt là thỏa thuận tự do mậu dịch Mỹ-Châu Âu đang được hai bên đàm phán.
 
Cuộc họp Markel-Obama lần này rất được chú ý, vì lẽ đây là lần đầu tiên hai người đối mặt với nhau từ năm ngoái, sau các tiết lộ về việc Thủ tướng Đức bị Cơ quan tình báo Mỹ NSA nghe trộm.

Chính Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, đã làm cho quan hệ Washington-Berlin rạn nứt khi tiết lộ quy mô to lớn của các chiến dịch nghe lén của cơ quan NSA, nhắm cả vào điện thoại di động của nữ Thủ tướng Đức.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát ra tại Đức hồi tháng Giêng đầu năm, Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng giảm bớt cơn thịnh nộ của bà Merkel và hứa rằng trong tương lai « Thủ tướng Đức không cần phải lo lắng » về việc mình bị Mỹ dọ thám.

Vấn đề là, Berlin muốn có một hiệp ước cấm dọ thám lẫn nhau giữa hai nước, điều không được Washington chấp nhận. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng nước ông sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tình báo, mà đối tượng bao gồm cả các nước đồng minh.

Tuy nhiên, theo báo chí và giới phân tích Đức, vụ Snowden sẽ không bị lãng quên, nhưng nó đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina bùng lên với vụ Nga sáp nhập Crimée, và tiếp theo là các biến động ở miền Đông Ukraina.

Hồi đầu tuần, chính quyền Obama đã công bố biện pháp trừng phạt mới liên quan đến bảy quan chức Nga và 17 công ty. EU cũng đã đưa thêm năm tên quan chức Nga và Ukraina thân Nga vào danh sách trừng phạt của mình.

Thế nhưng, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn tránh chưa đụng chạm đến các biện pháp trừng phạt các ngành cụ thể của nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thái độ thận trọng của Mỹ được giải thích bằng sự dè dặt của một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, không muốn bị Mátxcơva trả đũa.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Quân đội Ukraina tấn công vào Slaviansk

Thời sự: Thứ sáu, 2/05/2014
Binh sĩ Ukraina tại một vị trí ở phía nam thành phố Slaviansk, vừa chiếm lại từ tay quân nổi dậy, 02/05/2014.
Binh sĩ Ukraina tại một vị trí ở phía nam thành phố Slaviansk, vừa chiếm lại từ tay quân nổi dậy, 02/05/2014.  REUTERS/Baz Ratner
Tú Anh 
        
Từ sáng sớm hôm nay 02/05, Ukraina tung quân tái chiếm Slavanks, căn cứ địa của phe thân Nga ở miền đông và cũng là nơi giam giữ 11quan sát viên OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu). Phe nổi dậy kháng cự bằng trọng pháo, tên lửa địa đối không cá nhân, bắn hạ hai trực thăng chứng tỏ họ không phải là thường dân Ukraina như Nga khẳng định.
 
Từ Donetsk, thông tín viên Daniel Vallot tổng hợp thông tin :
 
Theo các hãng thông tấn, súng đã nổ từ sáng sớm hôm nay tại một chốt kiểm soát ở phía nam thành phố Slaviansk. Chốt này đã bị lực lượng Ukraina chiếm được từ tay phe thân Nga. Một phát ngôn viên của phe này tuyên bố quân đội Ukraina đã mở một hành quân với quy mô lớn tấn công họ. Dân chúng địa phương cũng xác nhận sự kiện này với tuyền thông Ukraina là cuộc tấn công đã khai diễn từ sáng sớm hôm nay 02/05 và đánh từ nhiều mặt. Tuy nhiên, quân đội Ukraina tập trung lực lượng vào phía nam thành phố 130.000 dân này.
 
Theo AFP, súng nổ vang trong buổi sáng nay, nhưng ở trung tâm thành phố tình hình vẫn yên tĩnh.
Chính quyền Kiev và quân đội Ukraina có lẽ quyết tâm tái chiếm Slaviansk hoặc ít nhất là kiểm soát các khu ngoại ô. Đây là lần đầu tiên từ khi Kiev thông báo chiến dịch « chống khủng bố », quân đội chính phủ nỗ lực chiếm lại Slaviansk để chận đứng cuộc nổi dậy của phe thân Nga mỗi ngày mỗi lan rộng ở miền đông.
 
Theo Reuters và các nguồn tin được tình báo Ukraina xác nhận thì trong buổi sáng hôm nay, một chiếc trực thăng Mi-24 do Nga chế tạo đã bị trúng hỏa tiễn địa-không cá nhân. Một phi công tử thương, người thứ hai bị phe thân Nga bắt. Trực thăng Mi-24 thứ hai bay song song phải đáp khẩn cấp, trong khi chiếc thứ ba chở toán bác sĩ quân y bị trúng đạn gây thương tích cho một người.
 
Theo bộ trưởng nội vụ Ukraina Arsen Avakov và sở tình báo SBU thì sự kiện vũ khí tối tân được sử dụng chứng tỏ có « chuyên gia quân sự nước ngoài » hoạt động trong lãnh thổ Ukraina.
 
Sáng nay, Matxcơva kêu gọi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE can thiệp ngăn chận cuộc phản công « trả thù » của Ukraina. Cùng lúc đó, phát ngôn viên điện Kremlin cho rằng chiến dịch quân sự đã « chôn vùi » thỏa thiệp Genève 17/04/2014.
 
Theo tin giờ chót, phe thân Nga tại Louhansk, một thành phố nằm sát biên giới Nga, đã rút ra khỏi văn phòng viện công tố và cơ sở đài truyền hình quốc gia tại địa phương, mà họ chiếm giữ từ nhiều tuần nay.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Chuyến thăm đồng minh châu Á mang nhiều sứ mệnh của ông Obama


Tổng thống Obama và Hoàng hậu Michiko, trong lễ đón tiếp tổng thống Mỹ ở hoàng cung, ngày 24/04/2014.
Tổng thống Obama và Hoàng hậu Michiko, trong lễ đón tiếp tổng thống Mỹ ở hoàng cung, ngày 24/04/2014. Reuters
Thời sự/Điểm báo: Thứ năm, 24/04/2014

Anh Vũ

Châu Á khu vực năng động về kinh tế và không kém sôi động về chính trị ngoại giao hôm nay được các báo Pháp chú ý nhiều hơn thường lệ bởi có chuyến công du của Tổng thống Obama tới bốn nước đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Đây là chuyến công du mang nhiều sứ mệnh của tổng thống Mỹ trong lúc tình hình thế giới đang có nhiều biến động thách thức vai trò quốc tế của Hoa Kỳ.
 
Le Monde khái quát mục tiêu chuyến công du châu Á của ông « Barack Obama là để hàn gắn các đồng minh » với nhận định, các căng thẳng trong khu vực (châu Á) và cuộc khủng hoảng Ukraina đang là một trở ngại cho chính sách châu Á của Washington.
 
Le Monde nhận thấy chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, khu vực Đông Á đang có nhiều biến chuyển. Biến chuyển trước hết được đánh dấu bằng việc thay đổi lãnh đạo ở các nước trong khu vực diễn ra gần như cùng lúc. Ở Trung Quốc là ông Tập Cận Bình ; bà Park Geun-hye tại Hàn Quốc và ở Nhật Bản là ông Shinzo Abe. Thêm vào vào đó là sự trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang là tác nhân gây căng thẳng trong khu vực đầy tiềm năng tăng trưởng kinh tế này của thế giới.
 
Le Monde nhận thấy « tất cả những biến chuyển đó đang là làm phức tạp tham vọng của Mỹ muốn biến châu Á thành trục chiến lược trong chính sách đối ngoại mới ». Nhất là trong lúc này khi mà vai trò cường quốc thế giới của Mỹ đang sứt mẻ ít nhiều sau những bất lực trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria và gần đây nhất là tại Ukraina với việc Nga ngang nhiên sáp nhập Crimée.
 
Theo Le Monde, Tổng thống Obama đến thăm Đông Á lần này để khẳng định Hoa Kỳ quyết tâm trở lại khu vực chiến lược này với vị thế hùng mạnh hơn. Đặc biệt, ông Barack Obama còn mang sứ mệnh hoà hợp hai đồng minh Nhật Bản – Hàn Quốc. Những bất đồng lịch sử và lãnh thổ của hai đồng minh chiến lược của Mỹ đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối liên minh ba bên, vẫn được Washington coi là hòn đá tảng trong chiến lược xoay trục về châu Á của chính quyền Obama.
 
Cả 4 đồng minh châu Á mà ông Obama viếng thăm trong chặng công du châu Á lần này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Le Monde nhận thấy tổng thống Mỹ có sứ mệnh trấn an các đồng minh về những cam kết trách nhiệm của Hoa Kỳ để đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự cùng tham vọng lãnh thổ chủ của Trung Quốc ngày càng rõ rệt trong khu vực. Chính vì vậy mà giới quan sát đều nhận thấy dù không tới Bắc Kinh nhưng bóng dáng Trung Quốc vẫn ám ảnh chuyến công du của ông Obama.
 
Trung Quốc khuấy động căng thẳng với Nhật để che dấu những vấn đề khác
 
Le Figaro dành một trang cho các bài viết của các chuyên gia chính trị Pháp phân tích về các mối quan hệ phức tạp trong khu vực Đông và Đông Nam Á.
 
Đáng chú ý có bài viết của chuyên gia Jean Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Pháp Iris, đề cập đến mối quan hệ Trung -Nhật đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ, ẩn chứa những hiểm hoạ khó lường. Bài viết của tác giả tập trung phân tích mối quan hệ đối đầu giữa hai cường quốc châu Á và những lý do có thể dẫn đến xung đột.
 
So sánh tương quan lực lượng quân sự giữa hai nước, tác giả nhân thấy từ hơn một thập kỷ trở lại đây, người ta đã ghi nhận thấy hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hoá mạnh mẽ. Ngoài trang thiết bị, khí tài, phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc đã vươn rộng hơn trước rất nhiều, thể hiện qua việc các đội tàu chiến của Trung Quốc đã thực hiện những chuyến ghé thăm các cảng ở nơi xa xôi, tham gia vào chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Somalia hay thực thi nhiệm vụ sơ tán kiều dân Trung Quốc ở Lybia. Tuy nhiên khả năng tác chiến của lực lượng hải quân Trung Quốc vẫn còn giới hạn, họ chưa có được đủ kinh nghiệm nhất là trong việc phối hợp liên binh chủng dù giờ đây Trung Quốc đã có tàu ngầm, tàu sân bay và nhiều khu trục hạm hiện đại.
 
Trong khi đó, từ sau Thế chiến thứ 2 quân đội Nhật, bị không chế bởi bản Hiến pháp hiếu hoà, Nhật Bản không được phép chi tiêu quốc phòng vượt quá 1% GDP. Vì thế mà Hải quân Nhật Bản thấp kém hơn các đồng nghiệp Trung Quốc về khối lượng cũng như thiếu kinh nghiệm tác chiến trong suốt 65 năm qua. Nhưng bù lại hải quân Nhật được thường xuyên tập luyện với hải quân Mỹ.
 
Trên phương diện ngoại giao, người ta cũng ghi nhận thời gian gần đây Tokyo tìm cách thắt chặt thêm các mối quan hệ chiến lược với tất cả những nước quan ngại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, từ Đông Nam Á sang đến Ấn Độ.
 
Trong mối quan hệ căng thẳng Trung- Nhật, tác giả đặt vấn đề đâu là lý do thúc đẩy các lãnh đạo Trung Quốc tung ra các yêu sách chủ quyền với Nhật ở Hoa Đông hay ở Hoa Nam ( Biển Đông), trong khi mà đất nước này đang có những vấn đề hệ trọng bên trong nước cần phải giải quyết. Theo tác giả, thay vì tập trung giải quyết vấn đề tiêu dùng nội địa thiếu thốn, rạn nứt xã hội, ông Tập Cận Bình lại ưu tiên cho cuộc chiến chống tham nhũng và đối đầu với Nhật. Theo tác giả, « người ta có thể thấy ở đây cách thức lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc chủ yếu đưa lên trước các vấn đề đề có thể quy tụ dư luận công chúng, trong lúc họ không thể giải quyết những vấn đề chủ chốt khác ở trong nước ».
 
Đấu tranh chống tham nhũng, giúp cho ông Tập Cận Bình triệt tiêu đối thủ chính trị. Khơi ngòi hiềm khích với Nhật là để khuấy động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng. Và theo tác giả « đặc biệt đối với phương Tây, việc đưa vấn đề Trung – Nhật lên trên hết giúp cho Bắc Kinh có thể che lấp được ý đồ muốn biến Biển Đông thành « ao nhà » của mình, đó mới là vấn đề hệ trọng.