Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử Cách Mạng Việt Nam Thế Kỷ XX. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử Cách Mạng Việt Nam Thế Kỷ XX. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX (Sự việc cách mạng – Tình hình Quốc Tế)

CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Sự việc cách mạng – Tình hình Quốc Tế
Ở Nam Thạnh Sơn Trang, Phan Bội Châu, Tiêu La Nguyễn Thành, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để bí mật thành lập một tổ chức quân sự gọi là Việt Nam Quang Phục Quân.
1904
Nhật Nga chiến tranh phát khởi. Nhật thắng, bao vây quân cảng Lữ Thuận.
Anh bảo hộ A Phú Hãn, xâm lấn biên giới Tây Tạng.
Mỹ đóng quân ở nước Dominique.
Phong trào Đông Du. Đưa thanh niên ưu tú vào trường Chấn Võ học hiệu Đông Kinh.
1905
Hòa ước Partsmouth, chấm dứt chiến tranh Nhật Nga.
Mỹ chiếm Cuba, thành lập một chính phủ thân Mỹ.
1906
Hội nghị Liên Ấn giữa các nhà cách mạng Ấn Độ, quyết tranh thủ độc lập.
Thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục có mục đích khai thông dân trí như Khánh Ưng nghĩa thục Nhật Bản hồi mới duy tân.
1907
Hòa Lan chiếm thêm nước Batak, Bali ở Nam Dương quần đảo.
Đề Thám chủ trương vụ Hà Thành đầu độc, giết các sĩ quan Pháp bằng thực phẩm có chất độc. Lực lượng ở Trung kỳ có phong trào nông dân xin giảm xâu thuế. Những nho sĩ có uy tín với quốc dân như Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh.v.v…đều bị bắt.
1908
(14-1-1908) Ở Trung Hoa vua Quang Tự băng. Ngày sau là Từ Hy Thái Hậu qua đời.
Trần Qúy Cáp bị giết ở Nha Trang.
Hòa Lan chiếm luôn nước Atjeh ờ tây bộ Sumatra.
Đông du hoc sinh khởi binh đánh Pháp ở Lạng Sơn.
1909
Nhật xâm chiếm Đại Hàn. Liệt sĩ An Trọng Côn đâm chết toàn quyền Nhật là Y Đằng Bác Văn.
Nhật trục xuất Đông Du học sinh của Việt Nam.
Xiêm bỏ chủ quyền thiên tử với các chư hầu Mã Lai cho Anh.
Phan Bội Châu chạy về Trung Hoa, lưu vong qua Xiêm.
1910
1911
Pháp giành được quyền bảo hộ Maroc ở Bắc Phi.
Mỹ giúp Honduras ổn định tình thế chính trị. Mỏ vàng ở nước này thuộc quyền các công ty Mỹ khai thác.
Tổ chức Việt Nam Quang Phục Quân chính thức ra đời. Ấn hành sách “Việt Nam Quang Phục Quân Phương Lược“.
1912
Hòa Lan đánh thắng được Dân Dayak ờ đảo Bornéo.
Chiến tranh ở bán đảo Balkans, Thổ Nhi Kỳ thua, chỉ giữ được vùng eo biển.
Trung Hoa Dân Quốc nguyên niên.
Nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Long Tế Quang bắt giam ở ngục Quảng Châu.
1913
Ở Nhật, Minh Trị Thiên Hoàng băng.
Ở Nam Kỳ, đảng Phan Xích Long bạo động ở Chợ Lớn.
Ở Trung Hoa, Viên Thế Khải làm Đại tổng thống.
Ở Hà Nội, Nguyễn Khắc Cần ném tạc đạn giết 2 Pháp kiều ở Hàng Trống, Phạm Văn Tráng giết tuần phủ Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn.
Ở Âu châu, tình trạng hoà bình võ trang làm cho không khí chính trị quốc tế ngột ngạt.
(20-10-1914) Việt Nam Quang Phục Quân đánh Lục Nam.
Đánh Phú Thọ và Quốc Oai (Sơn Tây).
1914
Mỹ thân thiện với nước Nicaragua, ép nước này dành quyền đào kênh liên đại dương cho Mỹ, nếu muốn đào. Cấm không cho nước khác thầu.
Việt Nam Quang Phục Quân bí mật tiếp xúc với sứ quán Đức tại Xiêm.
Âu Chiến bùng nổ, Pháp đại bại, quân Đức chiếm miền Bắc Pháp.
(7-1-1015) Quang Phục Quân đánh Móng Cái. Cùng ngày ấy, đánh Nho Quan.
1915
Ý tham chiến bên cạnh Anh Pháp.
(11-3-1915) Quang Phục Quân chia 3 đường, đánh những đồn ở biên giới Hoa-Việt.
Ở Trung Hoa Viên Thế Khải mưu việc xưng đế.
Đội quân theo đường Đông Hưng về đánh Móng Cái do Nguyễn Mạnh Hiếu chỉ huy.
Cách mạng Madagascar nổi dậy chống Pháp.
Đạo quân đánh đồn Tà Lùng, gần Lạng Sơn để làm thanh viện cho đạo quân Nguyễn Thượng Hiền do Nguyễn Hải Thần chỉ huy.
Mỹ đóng quân ở nưóc Haiti.
Phương tiện ít nên thất bại.
Từ đầu thế kỷ đến giờ, nhân danh chủ nghĩa “Mỹ châu của người Mỹ” (L’Amérique aux Arméricains), nước Mỹ đã dùng chính sách gậy lớn, can thiệp bằng võ lực vào các nước nhỏ ở Trung Mỹ.
(8-8-1916) Quan phục quân đánh đồn Bát Xát ở Lao Kay (Lào Kay, Lão Nhai).
1916
Ái Nhỉ Lan ly khai Anh quốc, quân Anh đàn áp đẫm máu.
Vua Duy Tân cùng với quân sư Trần Cao Vân và các lãnh tụ Thái Phiên, Phan Thành Tài mưu việc đánh Pháp.
Trận thủy chiến Jutland. Anh thắng Đức giữ quyền bá chủ hàng hải.
Phạm Liệu, án sát Quảng Ngãi dò được tin tức, báo cho Pháp biết mà phòng bị.
Anh, Pháp, Nga chia nhau miền Tây Á. Nga chiếm được miền Arménie và Kurdistan.
Nghĩa quân thất bại. Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài đều bị giết.
Đan Mạch bán quần đảo Trinh Nữ (Virgin) cho Mỹ lấy 25 triệu Mỹ kim. Uy thế của Mỹ ở vùng biển Caraibes càng mạnh.
Vua Duy Tân bị đày sang đảo Réunion
Ở Trung Hoa, Viên thế khải xưng đế, cải nguyên là Hồng Hiến Nguyên niên. Quân cách mạng phản đối, Viên Thế Khải chết. Lê Nguyên Hồng làm Đại tổng thống.
Phan Bội Châu được ra khỏi ngục ở Quảng Châu.
Ở Quảng Châu, Hộ Quốc Quân đánh đuổi Long Tế Quang.
(3-3-1917) Quang Phục Quân đánh đồn Đồng Văn ở Hà Giang.
1917
Tôn Trung Sơn lập chính phủ cách mạng ở Quảng Châu.
(15-9-1917) Nhã Nam tướng quân (ông đạo Rau) đánh chiếm được đồn Híu Ban trên biên giơi Thái-Lào. Pháp đem quân ở Vạn Tượng, Thakhet, Savannakhet đánh chiếm lại đồn, Nhã Nam tướng quân bị thương chết.
Đức xúi Mễ Tây Cơ khai chiến với Mỹ, hứa giúp Mễ Tây Cơ thâu phục những đất đã mất với Mỹ từ năm 1848.
Mỹ biết được mưu này tuyên chiến với Đức.
Cách mạng Nga lật đổ Nga hoàng. Đức bí mật giúp Lénine 16 triệu rúp vàng để đảng Cộng sản Nga lật đổ chính phủ Kerensky mà ký hòa ước với Đức.
KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN
(7-2-1918) Quan Phục Quân đánh đồn Mường Khương. (9-7-1918) Quang Phục Quân lại đánh đồn Pha Long.
1918
Mỹ gởi 1 triệu quân tham dự Âu chiến.
(4-8-19189)Quan phục quân đánh đồn Cốc Bàn. Cả 3 đồn đều ở vùng biên giới Lào Cai.
Nội chiến ở Nga. Bạch quân có Anh Pháp, Nhật giúp đỡ.
1919
Đức thua trận từ cuối năm trước. Tháng 5 năm 1919 Anh, Pháp, Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan (3 nước này thuộc phe Anh) xúm nhau chia phần thuộc địa Đức.
Thời kỳ tiêu điều của lực lượng cách mạng Việt Nam ở hải ngoại. Pháp thắng trận, uy thế càng mạnh.
1919
---
1920
1920
Koltchak, lãnh tụ Bạch Quân Nga thua trận, bị bắt giết ở hồ Baikal.
Anh, Pháp, Mỹ thôi giúp Bạch Quân.
Nhật rút quân ở Sibérie về phía bắc Mãn Châu.
1921
Nga chết đói 5 triệu người.
Ba Tư đánh đuổi Nga và Anh để khôi phục độc lập.
Á Phú Hản xung đột với Anh, Anh thừa nhận Á Phú Hản độc lập.
Tháng 6, tháng 10 Quang Phục Quân đánh Lạng Sơn.
1922
(1920-1922) Muttapha Kemal, lãnh tụ Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ đánh thắng quân Hy Lạp, (cóquân Pháp, Ý giúp quân Hy) đây là chiến tranh bảo vệ độc lập của Thổ.
Vua khải Định đi Tây, bị Phan Chu Trinh gửi thư hài tội 7 điều.
1923
Tháng 10 phái đoàn cố vấn Nga do Borodine điều khiển đến Quảng Châu. Lý Thụy (HồChíMinh) làm thư ký.
(18-6-1924) Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Merlin đi Nhật, vận động Nhật giúp Pháp bài trừ Cách Mạng Việt Nam. Đến Sa Diện, Merlin bị liệt sĩ Phạm Hồng Thái ném bom. Merlin thoát chết, nhưng công tác ngoại giao bí mật phải đình.
Phạm Hồng Thái tự trầm ở Châu Giang, được an tán ở Nhị Vọng Cương, đối diện với Hoàng Hoa Cương.
1924
Ở Nga Lénine mất.
Ngoại Mông theo chính thể Cộng Hòa nhân dân.
Mỹ cấm dân da vàng nhập tịch, nhập cảnh.
Tháng 6, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước. Dư luận Việt Nam xúc động mãnh liệt. Pháp không dám giết, đem Phan Bội Châu an trí ở Bến Ngự (Huế).
1925
(1921-1925) Cách Mạng Bắc Phi chông Tây Ban Nha. Lãnh tụ nghĩa quân là Abd. El. Krim bắt được 12.000 quân Tây Ban Nha làm tù binh.
Phan Chu Trinh từ Pháp về Nam Kỳ diễn thuyết chính trị.
Ở Trung Hoa, Tôn Trung Sơn qua đời.
Tài chánh Mỹ phong phú nhất thế giới. Trước Âu chiến, Mỹ nợ thế giới 2 tỷ Mỹ kim. Sau Âu chiến, thế giói nợ Mỹ 25 tỷ Mỹ kim. Số vàng của Mỹ bằng một nửa trữ kim của toàn thế giới.
(24-3-1926) Phan Chu Trinh mất. Toàn quốc để tang.
1926
Dân Druses ở Syrie nổi dậy chống Pháp.
Đêm Giáng Sinh, Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập.
1927
Sukarno thành lập đảng phái Quốc gia, tuyên ngôn tranh thủ độc lập cho Nam Dương quần đảo.
Quốc dân Trung Hoa Bắc phạt, năm trước lấy Hán Khẩu, năm này lấy Thượng Hải, Nam Kinh.
1929
(24-10-1929) Thứ năm đen ở Mỹ, thị trường chứng khoán tan rã, khởi đầu kinh tế khủng hoảng lan tràn khắp toàn cầu.
(6-1-1930) Đảng CS Đông Dương thành lập, đặt trụ sở ở Quảng Châu (Trung Hoa).
1930
(10-2-1930) 1giờ sáng Ngô Hải Hoằng theo lệnh VNQDĐ khởi nghĩa ở Yên Bái. Cờ 2 sắc: Trên vàng, dưới đỏ. (Trước ngày VNQDĐ khởi nghĩa, ĐDCSĐ đã tung truyền đơn tố cáo VNQDĐ sắp chiếm Bắc kỳ).
Nghĩa quân tấn công Hưng Hóa, Lâm Thao.
Cùng ngày đoàn cảm tử gây rối loạn ở Hà nội.
(13-2-1930) Khởi nghĩa Kiến An.
(15-2-1930) Khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo.
(16-2-1930) Pháp trả thù, đem 5 phi cơ phóng pháo tàn phá Cổ Am.
Theo sự điều tra của Romain Rolland, Pháp đã giết 699 người không xét xử gì cả, 83 án tử, 3000 người bị bắt giam.
(17-6-1930) 13 liệt sĩ VNQDĐ lên đoạn đầu đài ở Yên Bái: Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạc, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tìm, Đỗ Văn Tứ, Bùi Văn Cửu, Nguyễn Như Liên, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Học.
(22-11-1930) Nguyễn Văn Toại (Đồ Thúy), Trần Văn Hợp, Phạm Nhận, Lê Xuân Huy, Bùi Xuân Mai, lên đoạn lầu đài Phú Thọ. Cuối năm Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con) và 8 đồng chí lên đoạn lầu đài ở Hà Nội.
(23-12-1930) Miến Điện.
Saya San khởi nghĩa ở Tharrraouadi, trấn Insein hưởng ứng.
Ờ Vân Nam, Nguyễn Thế Nghiệp liên lạc với các phần tử cách mạng Trung Quốc, thành lập một lực lượng VNQDĐ hoạt động ở Côn Minh, ảnh hưởng sang đến Phong Sa Ly (Lào).
1931
(11-1-1931) Miến Điện.
Trấn Yamthim do một thấy tu lãnh đạo cũng nổi dậy.
Trấn Hendaza cũng hưởng ứng. Quân khởi nghĩa chiến đấu đến giữa năm 1932 mới tan.
Đầu năm, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo, Trần Nhất Đồng, Nguyễn Văn Phúc lên đoạn đầu đài ở Hải Dương.
Trung hoa. Thiểm Tây đại hạn, nhân dân phải bán con cái cho các phú gia. Chợ buôn người bị Phùng Ngọc tường cấm.
Đảo quốc Dominipue ở Trung Mỹ bị cuồng phong tàn phá, 10.000 nạn nhân.
Nông dân Mộ Đức (Quảng Ngãi) biểu tình bị đàn áp dữ dội.
1932
Kinh tế khủng hoảng khắp toàn cầu. 30 triệu thợ thất nghiệp (chưa kể số bán thất nghiệp). Tư bản địa chủ hủy hoại lúa mì, cà phê, nho mặc dầu nông dân nhiều nước đói.
Nhật thành lập Mãn Châu Quốc, Mỹ phản đối nhưng không có hiệu qủa gì.
1936
Ảnh hưởng chính trị của Mặt Trận Bình Dân ở Pháp.
Nội chiến Tây ban nha.
1937
Trung Nhật chiến tranh phát khởi. Nhật chiếm Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh.
1938
Nhật chiếm Hán Khẩu.
1939
Tướng Catroux làm toàn quyền Đông Dương, mở quốc trái 33 triệu để phòng thủ thuộc địa.
(1-9-1939) Đức xâm chiếm Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Nga đánh Ba Lan.
(Tháng 9-1940) Phục Quốc Quân khởi nghĩa đánh vào Lạng Sơn, chiến cuộc giằng co đến cuối năm. Ngày 26-12-1940, tướng tổng tư lệnh của Phục Quốc Quân là Trần Trung Lập tử trận ở Lộc Bình Châu.
Một số đồng chí sống sót như Đoàn Kiểm Điểm, Lý Đông A chạy sang Tàu.
Tháng 11 nông dân Hóc Môn bạo động.
1940
Decoux thay thế Catroux, làm toàn quyền Đông Dương.
Nhật đóng binh ở Bắc Đông Dương.
Pháp Đức chiến tranh.
(14-6-1940) Kinh đô Paris của Pháp thất thủ.
Pétain lên làm quốc trưởng Pháp sau khi đầu hàng Đức, Ý.
(28-9-1940) Đức, Ý, Nhật ký hiệp ước Tam cường (Tháng 11 Hungary, Romania xin gia nhập, năm sau Bulgaria cũng xin vào).
Tháng 11 ở Mỹ Roosevelt đắc củ tổng thống Mỹ (lần thư 3).
Pháp thủ tiêu hàng ngàn đảng viên Phục Quốc Đồng Minh Hội trong động Tam Thanh (Lạng Sơn).
1941
Xiêm đánh Pháp ở biên gìới Cao Miên. Có Nhật làm trung gian, Pháp phải trả cho Xiêm những vùng đất Luang Brabang ở tả ngạn sông Mékong, những đất Battambang, Siem Reap, Sisophon.
Cách mạng việt nam hoạt động khắp nước.
(22-6-1941) Đức đánh Nga, thắng lớn với trận tuyến từ biển Baltique đến Hắc Hải, nơi nào Đức cũng thắng.
(9 đến 12 tháng 8-1941) Roosevelt và Churchill gặp nhau. Ngày 14 công bố Hiến chương Đại Tây Dương, thừa nhận quyền dân tộc tự quyết.
(7-12-1941) Nhật tập kích căn cứ hải không quân Mỹ ở Trân Châu Cảng, Nhật toàn thắng.
Trương tử Anh thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng.
1942
Năm toàn thắng của quân Đức ở Âu châu, Bắc Phi và quân Nhật ở khắp chiến trường Đông Nam Á.
Lý Đông A thành lập Đại Việt Duy Dân Đảng.
Nguyễn Tường Tam thành lập Đại Việt Dân Chính Đảng.
Nhóm học gỉa Thanh Nghị thành lập Dân Chủ Đảng
Tháng 10- 1942 Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội thành lập ở Liễu Châu.
Mặc dầu từ năm 1940, Pháp đã cho những phần tử cách mạng Việt Nam đi an trí ở các trại “công nhân đặc biệt” (travailleur spécial) nhưng không khí cách mạng ở Đông Dương vẫn sôi nổi.
1943
Chiến cuộc Âu, Á, Phi, chiến trường nào cũng bất lợi cho quân Trục.
Lộ quân thứ 16 của Đức quốc xã bị vây khốn ở Stalingrad phải hàng quân Nga (Thống chế Paulus và 300.000 quân Đức bị bắt).
Tháng 8-1943 Hitler quyết định dựng chiến lũy Đại tây Dương.
(28-3-1944) Thành lập một chính phủ lưu vong cho Việt Nam do Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chủ trương.
(Đây là phản ứng của Cách Mạng Việt Nam chống đối lại tuyên ngôn Brazzaville của Pháp. Pháp hứa cho dân Đông Dương một thể chế mới).
1944
(6-6-1944) Thống tướng Eisenhower đem 3 triệu quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandie, miền Tây nước Pháp.
Tháng 8-1944 Pháp khôi phục Kinh Thành Paris.
Nga thắng lớn ở mặt trận Đông Âu.
Cuối năm 1944 Mỹ đỗ bộ lên Phi Luật Tân.
(9-3-1945) Nhật đảo chánh Pháp, thành công chớp nhoáng trong 24 giờ. Decoux, toàn quyền Pháp bị bắt giam ở Lộc Ninh. Các tướng Mordaut, Aymé đều bị bắt. Alessandri trốn thoát sang Tàu.
Ở Trung Kỳ, quyền hành về Yokoyama, ở Bắc kỳ về Toukamoto, ở Nam kỳ về Minoda.
Trần Trọng Kim được Nhật đưa từ Tân Gia Ba về thành lập chính phủ.
1945
Ngày 4 đến 11-2-1945 Hội nghị Tam cường ở Yalta. Anh, Mỹ, Nga sắp đặt công việc thế giới sau ngày chiến thắng.
(16-8-1945) Bảo Đại gửi thư cho Tổng thống Truman, yêu cầu ủng hộ Việt Nam độc lập.
(8-5-1945) Đức đầu hàng Dồng Minh. Keitel(đại diện Đức) Eisenhower (MỸ) Youkov (Nga) De Lattre de Tassigny (Pháp) ký vào văn kiện.
(19-8-1945) Việt Minh cướp chính quyền.
(6-8-1945) Mỹ dội bom nguyên tử xuống Quảng Đảo (Hiroshima).
(28-8-1945) Lực lượng Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh về nước.
(8-8-1945) Nga tuyên chiến với Nhật.
Quốc quân Trung Hoa do các tướng Tiêu Văn, Lư Hán, Chu Phước tước khí giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16.
Miền Nam trách nhiệm về tướng Anh Gracey.
(9-8-1945) Bom nguyên tử thứ hai dội xuống Trường Kỳ (Nagasaki).
(23-9-1945) Pháp chiếm lại Sàigòn.
(23-10-1945) Pháp chiếm Mỹ Tho.
(29-10-1945) Chiếm Vĩnh Long.
(30-10-1945) Chiếm Cần Thơ.
(1-12-1945) Chiếm Banméthout.
(2-9-1945) Nhật ký văn kiện đầu hàng trên chiến hạm Missouri Mỹ trong vịnh Tokyo.
(6-3-1946) Pháp ký tạm ước với Việt Minh, đưa 15.000 quân ra Bắc Việt.
Lúc này đã có Chính phủ Liên hiệp kháng chiến giữa hai phe Quốc cộng.
1946
Pháp: Đệ tứ Cộng hòa (1944-1946) Chính phủ lâm thời do tướng De Gaulle lãnh đạo.
(15-5-1946) Việt Minh tiến đánh Việt Nam Cách Mạng quân ở Móng Cái.
Mã Đảo (Madagascar) Toàn quyền Pháp đến nhận chức, bị dân chúng biểu tình phản đối.
(17-5-1946) Pháp huy động thủy, lục, không quân tiến đánh. Việt Nam Cách Mạng quân chạy sang Trung Hoa.
(15-7-1946) Trong khoảng thời gian 2 tháng. Việt Minh được Pháp giúp, đánh chiếm hết các căn cứ của Việt Nam Quốc Dân Đảng đến 15-7 VNQDĐ chỉ còn có Lào Cai.
(19-12-1946) Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ dữ dội.
(1947-1949)Chiến tranh Việt Pháp tiếp diễn, Pháp chiếm các đô thị lớn, trung châu Bắc Việt.
Việt Minh khủng bố những đảng phái quốc dân cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương tuy tuyên bố giải tán từ 11-11-45 nhưng bí mật biến thành đảng Lao Động.
1947
814-6-1949) Bảo Đại về nước, trở lại là vua.
1949
(14-7-1949) Nga thử bom nguyên tử đầu tiên (Mỹ mất độc quyền nguyên tử).
(1-10-1949) Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh.
Tháng 9 Việt Minh mở chiến dịch Cao Bắc Lạng, khai thông biên giới Hoa Việt.
Chiến dịch Lê Hồng Phong ở chiến trường Tây Bắc, Pháp phải bỏ Lào Cai, Hòa Bình, Vụ Bản
1950
(25-6-1950) Chiến tranh giữa Bắc Hàn và Nam Hàn bùng nổ
(17-12-1950) Pháp cử danh tướng De Lattre De Tassingy sang làm Tổng cao ủy và Tổng chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Pháp.
Chính phủ Tưởng Giới Thạch mất Hoa Lục, rút ra Đài Loan.
Trận đánh Hòa Bình kéo dài 3 tháng. De Lattre De Tassigny bị thương rồi chết vì hậu qủa vết thương.
1951
Các phần tử quốc dân cách mạng ở Nam, Ngãi, Bình, Phú bị khủng bố nặng nề.
Chiến trường Lào Quốc sôi động. Giao tranh dữ dội ở Nà Sản và Trấn Ninh.
1952
(3-10-52) Anh thử bom nguyên tử đầu tiên.
Navarre làm tổng chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Pháp.
Tháng 7, Navarre tiến đánh căn cứ Việt Minh ở Lạng Sơn.
Tháng 11 Pháp xây chiến khu Điện Biên Phủ, chận đường Việt Minh sang Lào.
1953
Hội nghị Bàn Môn Điếm kết thúc chiến tranh ở Đại Hàn.
(3-7-1953) Pháp thừa nhận Cao Miên độc lập
(13-3-1954) Việt Minh nhờ có 200.000 dân công tiếp vận chiến trường, bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ bằng trọng pháo.
1954
Trung Cộng thu hồi qưân cảng Lữ Thuận trong tay Nga.
(26-4-1954) Hội nghị Genève giữa Pháp và Việt Minh chính thức khai mạc.
Bắc Phi sôi động. Quân khang chiến Algérie F.L.N nổi dậy.
(20-7-1954) Đêm này, Pháp và Việt Minh ký hiệp định Genève chia đôi Việt Nam.
Minh ước Liên Phòng Đông Nam Á ra đời.
Chính phủ Ngô Đình Diệm
1955
Nga ép các nưóc chư hầu ở Đông Âu, ký vào Minh ước Varsovie
(23-10-1955) Ngô Đình Diệm mượn việc trưng cầu dân ý, lật đổ Bảo Đại.
(30-6-1956) Thời hạn cho Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam.
1956
Kenya, quân Mau-Mau rút vào rừng núi, đánh quân Anh, giành độc lập.
Algérie. Hội nghị Soumman thống nhất đường lối và các lực lượng cách mạng.
Cộng quân chỉnh bị chiến khu.
Chiến dịch Tố cộng của chính phủ Diệm tiếp diễn.
1957
Nhật. Hạ thủy 2.300.000 tấn thương thuyền, giật giải quán quân mà Anh quốc nắm giữ từ năm 1920 đến giờ.
(4-10-1957) Nga phóng vệ tinh đầu tiên.
Du kích Cộng sản hoạt động lẽ tẻ ở nông thôn.
1958
Fidel Castro lật đổ Batista, thiết lập chế độ cộng sản ở Cuba, nước cộng sản đầu tiên ở Tây Bán Cầu.
1959
Đảng Khmer Kampuchea Krom ra đời, chủ trương đòi đất nơi Cộng hòa Việt Nam.
Đảo chính 3 lần liên tiếp ở Tây Á.
(11-11-1960) Nguyễn Chánh Thi gây cuộc binh biến ở Sàigòn.
1960
Liên Hiệp Quốc ra tuyên ngôn tán trợ việc tranh thủ độc lập của các nước Á Phi
Tháng 12, Việt Minh thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Ngô Đình Diệm tiếp tục chính sách gia đình trị.
1961
Nam Phi ra khỏi Liên Hiệp Anh.
(27-2-1962) Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử xạ kích Dinh Độc Lập.
1962
Hiệp định Genève công nhận Ai Lao Trung lập.
(20-10-1962) Trung Cộng đánh Ấn Độ ở biên thùy Hy Mã Lạp Sơn
Chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.
1963
(7-7-1963) Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự tử, phản đối tòa án đặc biệt của chính phủ Ngô Đình Diệm xét xử các phần tử cách mạng.
(5-8-1963) Anh, Mỹ, Nga đồng ý cấm thử bom nguyên tử trên mặt đất (cho thử dưới lòng đất!)
(1-11-1963) Ngô Đình Diệm bị lật đổ
(5-8-1964) Mỹ khởi sự oanh tạc Bắc Việt (vụ oanh tạc Đồng Hới).
Tình hình chính trị ở Việt Nam Cộng Hòa bất ổn.
1964
(17-10-1964) Trung Cộng thử bom nguyên tử đầu tiên.
Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẻ.
1965
(1-1-1965) Thái cộng khai sinh Mặt trận Tổ quốc Thái Lan.
(7-2-1965) Thủ tướng Nga Kosygyn đến Hà Nội.
Tháng 8 Tân Gia Ba (Singapore) ly khai khỏi Malaysia, thành một quốc gia độc lập. Lý Quang Diệu làm Thủ tướng.
Lần đầu tiên Mỹ oanh tạc Hà Nội.
Sau Algérie, những nước Burrundi, Congo, Kinshasa, Dahomey, Cộng hòa Trung phi đều có đảo chính.
Nam Dương (Indonesia), 3 triệu đảng viên đảo chính hụt.
Chính phủ dân nghèo của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
1966
23-2. Đảo chính ở Syrie
Quân số Mỹ ở Việt Nam Cộng Hòa trong năm này lên đến 350.000 người.
24.2. Đảo chính ở Ghana.
9-5. Trung cộng thử bom kinh khí đầu tiên.
29-6. Tướng Carlos Ongania đảo chính ở Á Căn Đình (Argentina).
Trung cộng, Mao Trạch Đông phát động cuộc cách mạng văn hóa.
Quân số Mỹ ở Việt Nam Cộng Hòa lên đến 450.000 người. Tướng Westmoreland chỉ huy.
1967
(5-6-1966) Chiến tranh Do Thái-Ai Cập và các nước Á Rập bùng nổ. Do Thái đại thắng. Ngày 10, đình chiến.
Trận đánh Johnson City ở chiến khu C. 40.000 quân Mỹ tiến vào rừng núi Tây Ninh, Việt Cộng rút chạy từ 3 ngày trước.
Tháng 5. Biafra ở phía nam Nigéria ly khai. Chiến tranh kéo dài đến ngày nay.
Quân số của Việt Cộng ước lượng vào khoảng 280.000 người (kể cả du kích xã).
(22-2-1968) Quân số Mỹ lên đến 545.000 người.
1968
Tháng 5. Thợ thuyền Pháp đình công. Con số lên đến 8 triệu người.
Tết Mậu Thân, Việt cộng mở trận Tổng tấn công vào các thành thị ở Miền Nam.
Tháng 8-1968 Liên minh 5 nước Nga, Ba Lan, Đông Đức, Bungary. Hungary tiến vào Tiệp Khắc.
(13-5-1968) Hội đàm song phưong Mỹ và Bắc Việt tại Paris.
Tài liệu của Lam Giang-Vũ Tiến Phúc
(Để tiện việc tham khảo lịch sử chính trị, bạn đọc có thể ghi tiếp những sự kiện lớn đối chiếu giữa Việt Nam và thế giới cho đến ngày nay).