Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
ASEAN kêu gọi chấm dứt gia tăng căng thẳng tại Biển Đông
Thời sự: Chủ nhật, 11/05/2014
Kết thúc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 tại Miến Điện, lãnh đạo 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thông qua bản « Tuyên bố Naypyidaw ». Các bên kêu gọi chấm dứt các hành động làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Trong bản « Tuyên bố Naypyidaw » vừa được công bố chiều ngày 11/05/2014, các lãnh đạo của khối ASEAN « đồng ý đẩy mạnh hợp tác để Tuyên bố chung của các bên về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC) được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế, gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) ». Ngoài ra các bên còn nhất trí thông qua bản Tuyên bố riêng của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình Biển Đông, đã công bố nhân cuộc họp ngày 10/05/2014.
Cũng trong bản Tuyên bố Naypyidaw, các lãnh đạo 10 nước ASEAN đặc biệt kêu gọi « các bên liên quan kiềm chế và không dùng vũ lực, chấm dứt các hành động có thể làm căng thẳng thêm tình hình và sớm tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) ».
Lần đầu tiên kể từ khi gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm 1997 tới nay, Miến Điện được quyền tổ chức thượng đỉnh ASEAN. Chủ đề cuộc họp tại Naypyidaw lần này là « Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng ». Giới phân tích cho rằng, việc đưa tranh chấp tại Biển Đông vào bản Tuyên bố kết thúc hội nghị Naypyidaw đánh dấu thành công ngoạn mục của ngành ngoại giao Miến Điện.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Ba miền VN biểu tình lớn chống TQ
Thời sự: Chủ nhật, 11/05/2014
Hình ảnh những người biểu tình tại Sài Gòn hô khẩu hiệu chống
Trung Quốc
Biểu tình lớn nổ ra sáng Chủ nhật 11/5 tại cả ba miền Bắc Trung Nam
để phản đối hành động Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng kinh tế đặc quyền của
Việt Nam.
Con số người tham gia được nói lên tới hàng nghìn ở cả nước.
Báo điện tử Vnexpress đưa tin dòng người biểu tình ở Hà Nội sáng 11/5 ước
tính lên đến hơn 1000 người.
Đoàn biểu tình đã có mặt từ sáng sớm trước tòa đại sứ Trung Quốc với các khẩu
hiệu viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
Tại TP.HCM, 54 nhân sỹ trí thức bao gồm những gương mặt quen thuộc như Giáo
sư Tương Lai, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm, sáng 11/5 cũng đã chủ trì một buổi mít-tinh
trước Nhà Hát Lớn.
Trong những người xuống đường, còn có các cựu công chức nhà nước, trong đó có
những gương mặt quen thuộc như ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ
TP.HCM.
Ông Khoa được Vietnamnet dẫn lời nói "quan trọng nhất trong việc bảo vệ chủ
quyền vẫn là lòng dân. Khi mọi người cùng đồng lòng thì nhất định sẽ bảo vệ được
đất nước, giang sơn mà cha ông ta đã xây dựng".
Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5, nhà thơ Đỗ Trung
Quân, người tham gia vào cuộc tập hợp, tuần hành chống hành động của
Trung Quốc trên Biển Đông, kể lại những điều mà ông đã nghe thấy trong
cuộc biểu tình sáng nay như sau:
"Trên đường tôi gia nhập vào đoàn biểu tình tôi thấy có một công
nhân vệ sinh đẩy xe quét rác đứng lại nói chuyện với một chiến sỹ
bảo vệ lãnh sự quán cũng là người Việt. Anh nói rằng 'Họ như thế
là đã đụng đến Tổ quốc'."
'TQ đã đụng đến Tổ quốc VN'
"Một chị đi nhặt bao ny lông và bán vé số cũng nói rằng phải vậy
thôi vì nó quá lắm rồi."
"Tôi nhận ra được Trung Quốc đã đụng đến vấn đề thiêng liêng nhất
của Việt Nam đó là vấn đề đất nước," nhà thơ nói.
Theo tường thuật của VnExpress, sáng 11/5 nắng nóng gay gắt, nhưng người Đà
Nẵng vẫn tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng.
Thông tin do cư dân mạng đăng tải cho biết đoàn người biểu tình đã diễu đến
trước UBND thành phố trước khi giải tán vào tầm 10 giờ.
Theo một số phản ánh từ TP.HCM, các đường chính dẫn đến tòa lãnh sự Trung
Quốc đã bị chặn sau cuộc biểu tình hôm 10/5, vốn đã được báo chí trong nước đăng
tải rộng rãi.
Tuy nhiên, đông đảo người biểu tình vẫn đứng trước rào chắn của lực lượng an
ninh, với quốc kỳ Việt Nam và các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
Một người dân sống ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nói
với BBC với điều kiện giấu tên rằng cuộc biểu tình chống hành động
của Trung Quốc vào sáng 11/5 ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra 'thuận
lợi', 'không bị cấm cản' và 'không có ai bị bắt'.
Theo lời người này kể do sáng Chủ nhật trên đường phố xe cộ đông
đúc nên chỉ có cảnh sát điều tiết giao thông để những người biểu
tình tuần hành thuận lợi và đoạn đường trước Lãnh sự quán Trung
Quốc được công an bảo vệ để tránh người biể̉u tình tiếp cận.
Tuy nhiên, theo quan sát của người này thì cũng có nhiều công an có
mặt để theo dõi những người mà họ cho là khả nghi để phòng khi cuộc
biểu tình chống Trung Quốc chuyển thành chống chế độ.
Theo lời kể của anh này thì anh có gặp một người phụ nữ trong đám
đông biểu tình bức xúc trước thái độ mà bà cho là 'bán nước' của
chính quyền.
Tuy nhiên, trong số những khẩu hiệu được hô trong cuộc biểu tình
không có khẩu hiệu chống chính quyền, theo lời nhân chứng giấu tên
này.
"Có một số người có tâm lý dè dặt. Khi tôi rủ họ đi biểu tình
thì họ không dám đi vì sợ ra đến đó sẽ bị dính vào biểu tình chống
chế độ," ông nói.
"Nếu chỉ biểu tình phản đối Trung Quốc thôi thì không sao."
Tân Hoa Xã nói về hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Miến
Điện:
Hôm thứ Bảy các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã bày tỏ'quan ngại sâu sắc' về
các diễn biến ở Biển Nam Trung Hoa và kêu gọi có giải pháp hòa bịnh.
Các bộ trưởng ASEAN khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình,
ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển Nam Trung
Hoa(SCS) cũng như Nguyên tắc sáu điểm về SCS cùng Tuyên bố chung tại Hội nghị
thượng đỉnh A SEAn- Trung Quốc nhân kỉ niệm 10 năm Tuyên bố ứng xử của các bên
tại vùng biển Nam Trung Hoa (DOC).
Hôm thứ Sáu, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh đã nhắc
lại Trung Quốc đặt giàn khoan ở Tây Sa, nơi không hề có tranh chấp, Tân Hoa Xã
nói.
BBC News, London: Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp thượng
đỉnh lần đầu tại Miến Điện đã kêu gọi Trung Quốc cùng Việt Nam chấm dứt đối đầu
ngoài Biển Đông và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Theo phóng viên Bill Hayton của BBC News (11/5), tuần trước Trung Quốc đã cho
một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam cũng tyên bố chủ quyền và khiến nổ
ra các vụ va chạm nhiều ngày liền giữa các tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển
hai bên.
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP vừa được phát đi
viết: "Việt Nam cho phép hàng trăm người tập hợp la ó phía ngoài Đại
sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào Chủ nhật ngày 11/5 để phản đối
việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng biển có tranh chấp trên Biển
Đông."
"Các nhà lãnh đạo chuyên chế của Việt Nam kiểm soát các cuộc tập
hợp của quần chúng rất chặt chẽ do lo sợ những người biểu tình
chống chính quyền. Nhưng lần này dường như họ phải nhường bước trước
sự phẫn nộ của quần chúng."
AP dẫn lời một luật sư có tên là Nguyễn Xuân Hiền nói: "Chúng tôi
đều phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc."
"Chúng tôi phải đến đây để người Trung Quốc có thể hiểu được sư
phẫn nộ của chúng tôi," ông nói với AP.
Theo AP thì đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Việt Nam sau sự cố
tàu thăm dò của Việt Nam bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi năm 2011. Khi
đó, chính quyền Việt Nam cho phép biểu tình trong một vài tuần nhưng
sau đó đã dùng biện pháp trấn áp khi các cuộc tập hợp này chĩa mùi
dùi vào phía chính quyền.
Theo miêu tả của AP thì trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 11/5 có
diễn giả đứng trên xe cảnh sát lên án hành động của Trung Quốc, đài
truyền hình nhà nước có mặt tại chỗ ghi lại diễn biến và có những
người tung khẩu hiệu ghi: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng,
Chính phủ và Quân đội nhân dân."
"Một số người biểu tình rõ ràng là người của chính quyền, trong
khi nhiều người khác là những người dân thường phẫn nộ trước hành
động của Trung Quốc. Một số nhà hoạt động quyết định không tham gia
vì có sự dính líu của Nhà nước," bản tin viết.
Từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng nay đã là thời
điểm Đảng và nhà nước Việt Nam phải dựa vào nhân dân mới có thể đối phó được với
Trung Quốc trong vụ giàn khoan đang gây ra đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
"Đến lúc nhà nước cũng phải cần đến sự ủng hộ của nhân dân, do vậy cũng không
còn ngăn cấm như hồi xưa nữa, hồi xưa bất cứ những phát biểu nào, biểu hiện nào
tự phát của nhân dân đều bị nhà nước cấm đoán khi đụng tới Trung Quốc," nguyên
Thư ký Tòa soạn báo thanh niên giải thích sự thay đổi đột ngột của chính
quyền.
"Nhưng bây giờ nhà nước nghĩ rằng phải dựa vào nhân dân, cho nên báo chí bắt
đầu cũng được cho phép nói, và cụ thể là chiều nay tại Thành Đoàn Thành phố Hồ
Chí Minh, đã cho luật sư đoàn tổ chức một cuộc mít-tinh chống lại xâm lấn của
Trung Cộng."
Ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia
đình Việt Nam đã có bình luận với BBC về động thái được cho là thay đổi
180 độ của chính quyền đối với các cuộc phản đối Trung Quốc do người dân tự động
tổ chức, hay còn gọi là 'biểu tình tự phát'.
"Theo ý kiến của tôi, chắc chắn việc người dân được biểu tình một cách tương
đối là tự do, mà không bị lực lượng an ninh hoặc công an ngăn cấm, thì chắc chắn
đó là có chủ trương của nhà nước," , nói.
"Một số nguồn tin người ta nói rằng là (chính quyền) không ngăn cản mà cũng
không khuyến khích, tôi nghĩ rằng trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các
ông ấy ngăn cản người dân đi biểu tình, biểu thị lòng yêu nước.
"Biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đối
với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, thì các ông ấy
sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán nước,
"Trước tình hình như thế này, nếu bây giờ các ông ấy ngăn cản người dân đi
biểu tình, biểu thị lòng yêu nước, biểu thị thái độ lên án đối với sự xâm lược
trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền, đối với toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước Việt Nam, thì các ông ấy sẽ bộc lộ ngay cái bộ mặt là những kẻ bán
nước."
"Và chắc chắn là các ông ấy không muốn để cho người dân lên án như vậy."
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: Có quá nhiều lời kêu
gọi, vậy sáng nay, chủ nhật 11-5-2014, chúng ta nên đi theo lối nào? - Nhiều bạn
trẻ hỏi tôi. Tôi nghĩ, bạn có thể đọc hay không đọc những lời kêu gọi ấy, thậm
chí, bạn có thể nghe hoặc không nghe nói đến "đèn xanh" của Chính quyền; nhưng,
bạn chỉ nên bước ra khỏi nhà khi biết trong lòng mình nghĩ gì.
Chỉ khi chúng ta nhận ra đất nước cần gì ở mình trong tình thế này; biết mình
có thể đóng góp được gì và đặc biệt biết những việc mình đang làm là để thỏa tâm
nguyện của chính mình thì mới nên Xuống Đường!
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết trên Facebook: Những hình ảnh
xuống đường của nhân dân, nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng....cảm động đến trào nước mắt.
Tổ Quốc tôi như một con tàu, dũng mãnh, can trường, xông thẳng ra biển
lớn
Nhà thơ, nhà văn Thái Bá Tân viết trên Facebook:
Sơn hà đang nguy biến.
Kẻ thù đã kề bên.
Chúng ta, con dân Việt,
Hãy nhất tề đứng lên.
Kẻ thù đã kề bên.
Chúng ta, con dân Việt,
Hãy nhất tề đứng lên.
Mỗi người theo một cách
Yêu đất nước của mình.
Nhưng không ai được phép
Thờ ơ và vô tình.
Yêu đất nước của mình.
Nhưng không ai được phép
Thờ ơ và vô tình.
Nguồn: http://www.bbc
Việt Nam lên án Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN
Thời sự: Chủ nhật, 11/05/2014
Các nguyên thủ Đông Nam Á tại Thượng đỉnh Asean, Naypyidaw, 10/05/2014. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (thứ sáu từ trái sang).
REUTERS/Soe Zeya Tun
Ngày 11/05/2014, Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Miến Điện. Căng thẳng tại Biển Đông là trọng tâm Hội nghị. Lãnh đạo 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam trực tiếp lên án Trung Quốc « ngang nhiên » gây hấn và đã có những hành động « cực kỳ nguy hiểm » đe dọa hòa bình.
Căng thẳng ở Biển Đông làm lu mờ sự kiện lần đầu tiên thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại Miến Điện kể từ khi quốc gia này tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Phát biểu tại phiên họp toàn thể các lãnh đạo ASEAN tại Naypyidaw, Miến Điện, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên án Trung Quốc vi phạm luật biển quốc tế qua việc đã « ngang nhiên » đưa giàn khoan vào thềm lục địa, « rất hung hăng » bắn vòi rồng, và « đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, dân sự của Việt Nam, gây nhiều hư hại và làm nhiều người bị thương ».
Thủ tướng Việt Nam nói thêm : « Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông ».
Sau cùng Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội đã dùng mọi kênh đối thoại để liên lạc với Bắc Kinh nhằm "phản đối và yêu cầu” Trung Quốc rút giàn khoan, tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhưng đến nay «Trung Quốc không những không đáp ứng mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn».
Trong cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ Việt Trung nhưng « kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ». Việt Nam kêu gọi ASEAN và quốc tế phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.
Phản ứng của Trung Quốc
Hôm qua (10/05/2014) chỉ vài giờ sau khi các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định « Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN ». Đồng thời Bắc Kinh lên án một số quốc gia « lợi dụng vấn đề Biển Đông để chia rẽ Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á ».
Sau khi Trung Quốc đơn phương đạt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, sau vụ tài Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông được công bố hôm 10/05/2014 tại Naypyidaw bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về những gì đang diễn ra tại khu vực này. Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ; khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông. Ngoại trưởng Singapore, nhấn mạnh : ASEAN không thể im lặng trước những sự cố gần đây ở Biển Đông vì điều đó sẽ càng làm tổn hại đến uy tín của khối này.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ra một Tuyên bố riêng về mối đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Giới quan sát nhấn mạnh đến sự đoàn kết của 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Thủ tướng Việt Nam nói thêm : « Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông ».
Sau cùng Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội đã dùng mọi kênh đối thoại để liên lạc với Bắc Kinh nhằm "phản đối và yêu cầu” Trung Quốc rút giàn khoan, tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhưng đến nay «Trung Quốc không những không đáp ứng mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn».
Trong cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ Việt Trung nhưng « kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ». Việt Nam kêu gọi ASEAN và quốc tế phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.
Phản ứng của Trung Quốc
Hôm qua (10/05/2014) chỉ vài giờ sau khi các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định « Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN ». Đồng thời Bắc Kinh lên án một số quốc gia « lợi dụng vấn đề Biển Đông để chia rẽ Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á ».
Sau khi Trung Quốc đơn phương đạt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, sau vụ tài Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông được công bố hôm 10/05/2014 tại Naypyidaw bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về những gì đang diễn ra tại khu vực này. Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ; khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông. Ngoại trưởng Singapore, nhấn mạnh : ASEAN không thể im lặng trước những sự cố gần đây ở Biển Đông vì điều đó sẽ càng làm tổn hại đến uy tín của khối này.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ra một Tuyên bố riêng về mối đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Giới quan sát nhấn mạnh đến sự đoàn kết của 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Thời sự: Thứ bảy, 10/05/2014
Hôm nay 10/05/2014 tại Naypidaw, Miến Điện, Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24. Trước đó, các Ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp để chuẩn bị cho Thượng đỉnh và hội nghị các Ngoại trưởng đã ra tuyên bố bầy tỏ sự quan ngại về các vụ đụng độ ở Biển Đông, thể hiện sự lo lắng của các nước ASEAN trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ.
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản « Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông hiện nay », nhấn mạnh là các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.
Bản tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC và nhấn mạnh sự cần thiết sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC.
Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam cho báo giới biết là « tại Biển Đông, những sự cố gần đây là vấn đề gây lo ngại nhất » và « trung lập không đồng nghĩa với sự im lặng ». Vẫn theo lãnh đạo ngoại giao Singapore, nếu ASEAN im lặng trước các vụ va chạm gần đây ở Biển Đông, thì « uy tín của ASEAN – vốn đã bị giảm sút trong những năm vừa qua – lại càng bị tổn hại nghiêm trọng hơn ».
Theo giới quan sát, việc các Ngoại trưởng ASEAN ra được tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông là một thắng lợi, chứng tỏ tình đoàn kết của khối này, đồng thời thể hiện bản lĩnh của Miến Điện, hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN, trước sức ép liên tục và mạnh mẽ của Trung Quốc.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Bản tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC và nhấn mạnh sự cần thiết sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC.
Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam cho báo giới biết là « tại Biển Đông, những sự cố gần đây là vấn đề gây lo ngại nhất » và « trung lập không đồng nghĩa với sự im lặng ». Vẫn theo lãnh đạo ngoại giao Singapore, nếu ASEAN im lặng trước các vụ va chạm gần đây ở Biển Đông, thì « uy tín của ASEAN – vốn đã bị giảm sút trong những năm vừa qua – lại càng bị tổn hại nghiêm trọng hơn ».
Theo giới quan sát, việc các Ngoại trưởng ASEAN ra được tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông là một thắng lợi, chứng tỏ tình đoàn kết của khối này, đồng thời thể hiện bản lĩnh của Miến Điện, hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN, trước sức ép liên tục và mạnh mẽ của Trung Quốc.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
CNOOC và Trận Đánh Ngoài Đông Hải
Mũi Nhọn, Cán Sắt và Cái Đầu Có Sạn
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Mùng ba Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh thông báo một quyết định gây chấn động.
Khi vạch ra cái lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn của thiên hạ, có diện tích là ba triệu rưởi cây số vuông - bằng một phần ba của lãnh thổ Trung Quốc - tất nhiên Bắc Kinh nhắm vào nguồn dầu khí ở dưới. Nhưng dầu khí không là tất cả.
Sau ba tháng thăm dò, có khi giàn khoan HD 981 chẳng tìm ra cái gì đáng phấn khởi và mất toi vài chục triệu đô la. Nhưng cái "được" nó lại nằm ở phía khác. Tại Bắc Kinh.
Các nước tính sao đây?
Bản đồ Đông Hải và Trò Chơi hơi Tối Xám của Bắc Kinh |
Mùng ba Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh thông báo một quyết định gây chấn động.
Từ mùng bốn Tháng Năm đến ngày năm Tháng Tám, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 của Tổng công ty CNOOC sẽ vào tìm dầu trong một khu vực cách quần đảo Trường Sa 20 hải lý ở phía Nam. Và rằng tầu bè các nước phải tránh xa khu vực này trong khoảng ba hải lý.
Sau đó, có tin là Trung Quốc đưa vào 80 tầu đủ loại với máy bay để bảo vệ giàn khoan được gọi tắt là HD981.
Diễn giải cho dễ hiểu: Trung Quốc đưa giàn khoan thuộc loại tối tân nhất của họ - trị giá cả tỷ đô la, với khả năng thăm dò tới ba ngàn thước dưới mặt biển và đào sâu tới 10 cây số – để trong ba tháng sẽ thăm dò thềm lục địa của Việt Nam, tại một nơi trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) của Việt Nam có 150 cây số.
Phía Hà Nội lập tức phản đối, và Hoa Kỳ trách cứ hành động này là khiêu khích và không ích lợi. Rồi đụng độ xảy ra khi tầu cảnh sát của Việt Nam bị tầu Trung Quốc đâm rách khiến sáu người bị thương....
Đông hải đã nổi sóng. Chúng ta sẽ lần lượt nhìn lại toàn cảnh để suy ra nội vụ và hậu quả.
***
Trước hết là mũi dùi CNOOC.
Được gọi tắt là CNOOC hay "Xi Nốc", "Trung Quốc Hải dương Thạch du Tổng công ty" là tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốcn đứng hạng thứ ba trong lãnh vực năng lượng sau tập đoàn CNPC và CPC, chuyên về thăm dò và khai thác dầu thô cùng khí đốt (dầu và khí) ở ngoài khơi. Thuộc quyền sở hữu của nhà nước, Tổng công ty Dầu khí Hải dương CNOOC nằm dưới sự quản lý của Ủy ban SASAC, chuyên về giám đốc và quản lý tài sản nhà nước. Và lãnh đạo là đảng viên cao cấp. Một Tổng quán trị của CNOOC ngày xưa từng được đưa lên làm Bí thư tỉnh Hải Nam.
Từ nhiều năm nay, CNOOC bành trướng hoạt động, hùn vốn với nhiều tổ hợp quốc tế để vừa tìm năng lượng cho Trung Quốc vừa thu thập kiến thức hiện đại về kỹ thuật khai thác. Đã từng dạm mua tổ hợp Uncocal của Hoa Kỳ từ năm 2005 – sau phải bỏ khi thấy Quốc hội Mỹ điều tra – năm ngoái CNOOC đã hoàn tất việc mua doanh nghiệp Nexen của Canada với giá cao hơn giá trị trường để làm chủ nhiều giếng dầu khí của Nexen ở nhiều nơi, kể cả trong Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Trong nỗ lực hiện đại hóa, CNOOC tung tiền hợp tác với các tập đoàn đầu tư tài chánh và năng lượng của Tây phương. Cho nên việc tập đoàn này có giàn khoan tối tân tên là Hải dương Thạch du 981, hoàn thành từ Tháng Năm năm 2012 cách Hong Kong 350 cây số ở phí Đông-Nam, cùng nhiều phương tiện hiện đại khác, không thể là chuyện lạ.
Đấy là một mũi dùi của Bắc Kinh.
Nếu nhớ lại thì Tháng Sáu năm 2012, CNOOC thông báo việc mở ra chín lô thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam trong phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc Bắc Kinh đòi mở ra chín lô khai thác này dĩ nhiên là vô giá trị về pháp lý và vi phạm Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc. Nhưng họ cứ làm vì tin vào lòng tham của thiên hạ.
Nếu thuyết phục được các nước là hãy cùng vào khai thác các giếng dầu này – mà thật ra họ có thể tự khai thác lấy – Trung Quốc có thêm thế mạnh về pháp lý vì coi như các nước xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng biển đang có tranh chấp về chủ quyền với năm sáu nước khác trong khu vực.
Cho nên, các nước có thể chọn: là theo Bắc Kinh hay Hà Nội, hay Manila để kiếm lời?
Một thí dụ là doanh nghiệp ONGC Videsh của Ấn đã có hai dự án liên doanh với Việt Nam trên hai lô dầu 127 và 128 trong khu vực tranh chấp này. Khi thăm dò như vậy thì tốn kém và họ mất 45 triệu đô la mà chưa thấy triển vọng. Vì vậy, Tháng Tư năm 2012, Ấn Độ tính rút khỏi lô 127 và cân nhắc lại về lô 128 trong khi Việt Nam cố thuyết phục họ ở lại.
Thế rồi quyết định của Trung Quốc là đem chín lô trên thềm lục địa của Việt Nam ra gọi thầu quốc tế làm Ấn Độ bị kẹt.
Nếu kinh doanh không lời mà triệt thoái thì ai cũng thông cảm. Nhưng khi Trung Quốc nhảy vào một nơi mà Ấn đang liên doanh với Việt Nam thì việc triệt thoái của Ấn lại có ý nghĩa ngoại giao, như phải bỏ chạy vì sợ đụng độ với Trung Quốc.
Vì doanh lợi lẫn ngoại giao chính trị, mũi dùi CNOOC của Bắc Kinh thật ra có cán khá dài. Mà là cán sắt.
***
Kế tiếp, ta hãy tìm hiểu vì sao giàn khoan 981 lại được 80 tầu Trung Quốc bảo vệ mà chưa dùng tới Hải quân?
So với các nước khác, lãnh thổ Trung Quốc có bờ biển dài nhất thế giới,: từ cửa sông Áp Lục gần bán đảo Triều Tiên đến Vịnh Bắc Bộ là hơn 22 ngàn cây số. Nhưng vì là một cường quốc lục địa mới vươn ra ngoài, họ không có hệ thống duyên phòng hay hải cảnh (bảo vệ duyên hải) thống nhất và phân tán vào năm bộ phận với cấp số khoảng bốn vạn người cùng chia sẻ trách nhiệm về hải dương mà lại không phối hợp.
Năm bộ phận ấy là Hải Sự, Hải Cảnh, Hải Quan, Ngư Chính và Hải Giám.
Trong năm cơ quan, lớn nhất là Cục Hải Sự MSA (Maritime Safety Administration) có hai vạn nhân viên thi hành luật lệ liên quan đến hải dương, như an ninh hay an toàn hàng hải, cứu hộ, kiểm tra tầu bè, quản lý hải cảng. Cơ quan thật sự là hành chánh này mới chỉ thành hình từ 1998 sau khi sát nhập hai bộ phận thanh tra tầu bè và kiểm tra hải cảng nằm trong Bộ Giao Thông.
Cơ quan thứ hai là lực lượng cảnh sát ngoài biển, tên là Hải Cảnh (cứ được gọi là Coast Guard), thuộc bộ Công An, tức là bộ Nội vụ. Về hình thức, Hải Cảnh là cơ quan duy nhất được võ trang và về thực tế là cánh tay bạo lực hay cưỡng hành cho các cơ quan khác.
Cơ quan thứ ba là Hải Quan Tổng Thự (General Administration of Customs), phụ trách về quan thuế, bài trừ buôn lậu và quản lý thương cảng. Cơ quan thứ tư là Ngư Chính (Fisheries Law Enforcement Command) thuộc Bộ Nông Nghiệp, với trách nhiệm khuếch trương và bảo vệ quyền lợi đánh bắt thủy sản cho một quốc gia tiêu thụ nhiều cá nhất thế giới.
Cơ quan thứ năm, nổi tiếng vì thẩm quyền và sức bành trướng rất mạnh trong các năm qua là Hải Giám (Marine Surveillance), thuộc về Cục Hải Dương Quốc Gia của Bộ Tài Nguyên và Quốc Thổ (quản lý đất đai và tài nguyên quốc gia). Với cấp số khoảng tám ngàn người, Hải Giám có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên một diện tích ngoài biển khoảng ba triệu cây số vuông, kể cả Đặc Khu Kinh Tế EEZ, và là mũi nhọn trong những xung đột gần đây với Nhật Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân nhờ phi cơ, trực thăng và cả tầu tuần duyên.
Thế rồi mùng 10 Tháng Ba năm ngoái, Bắc Kinh công bố kế hoạch tái phối trí hệ thống kiểm soát và bảo vệ quyền lợi ngoài biển qua việc thống nhất bốn cơ quan hữu trách làm một, dưới quyền chỉ đạo của Quốc Gia Hải Dương Cục (thuộc bộ Tài Nguyên và Quốc Thổ) là cơ chế đang chỉ huy lực lượng Hải Giám. Bốn cơ quan đó là Hải Cảnh, Hải Quan, Ngư Chính và Hải Giám. Lực lượng Hải Sự thì vẫn được duy trì dưới quyền giám hộ của Bộ Giao Thông.
Xin nhìn lại cho kỹ: từ năm ngoái, Bắc Kinh tổ chức lại hệ thống bảo vệ quyền lợi ở vùng biển cận duyên, với danh nghĩa hiền hòa là thuộc quyền giám hộ của Bộ Tài Nguyên hay Giao Thông, nhưng có khả năng quân sự đáng kể nếu so với khả năng của các lân bang đang có tranh chấp.
Bí thuật ở đây là không dùng tới Hải quân để Hoa Kỳ không e ngại hoặc có lý do can thiệp.
***
Tổng kết lại, Bắc Kinh chuẩn bị mọi việc từ khá lâu và quyết định của Tổng công ty CNOOC chỉ là kết cục tất yếu, nhưng mở ra nhiều vấn đề không chỉ cho Việt Nam mà cho các nước khác trong khu vực.
Chúng ta nên tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, kinh doanh và, sâu xa hơn vậy, là cả khía cạnh an ninh chiến lược.
Thứ nhất, miền Tây Thái bình dương mà ta gọi chung là biển Đông Á có khu vực Đông Bắc Á là vùng biển tiếp cận giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, Nhật Bản xuống tới Đài Loan. Miền Nam có khu vực Đông Nam Á, là vùng biển Đông hải của Việt Nam mà thế giới quen gọi là Trung Nam hải, biển miền Nam của Trung Quốc, hay biển Hoa Nam. Vùng biển Đông Nam Á này mới là khu vực chiến lược nhất cho cả thế giới, vì thịnh vượng hay chiến tranh có thể là từ đấy mà ra.
Đây là nơi sinh sống của gần 600 triệu dân Đông Nam Á bên cạnh hơn hai tỷ người tại Trung Hoa và bán đảo Ấn Độ, tức là 40% dân số toàn cầu. Vùng biển này có các dòng hải lưu và ba eo biển nối liền Ấn Độ dương với Thái bình dương, nối liền Đông Bắc với Đông Nam Á và Úc Châu. Vì vậy, không chỉ có 10 quốc gia Đông Nam Á mà hầu hết các nước khác đều phải đi qua khu vực này trong mục tiêu giao dịch buôn bán.
Thứ hai, vùng biển Đông Nam Á có tiềm lực cao về năng lượng.
Người ta tính ra trữ lượng đã xác định về dầu thô là bảy tỷ thùng và về khí đốt là 900 ngàn tỷ thước khối. Là một nước đói ăn và khát dầu, Trung Quốc rốt ráo tìm hiểu tiềm năng về dầu và khí tại đây. Họ ước lượng là dưới lòng biển Đông, họ có thể tìm ra 130 ngàn tỷ thùng dầu, coi đây là giếng dầu khổng lồ chỉ thua Saudi Arabia mà thôi. Nhìn cách khác, mà cũng từ Trung Quốc ra, một phần ba trữ lượng về dầu khí của xứ này thật ra lại nằm tại biển Đông Nam Á. Nhưng 70% của số năng lượng đó lại nằm rất sâu dưới đáy biển, trên một khu vực có diện tích là 1.600 ngàn cây số vuông.
Khi vạch ra cái lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn của thiên hạ, có diện tích là ba triệu rưởi cây số vuông - bằng một phần ba của lãnh thổ Trung Quốc - tất nhiên Bắc Kinh nhắm vào nguồn dầu khí ở dưới. Nhưng dầu khí không là tất cả.
Sau ba tháng thăm dò, có khi giàn khoan HD 981 chẳng tìm ra cái gì đáng phấn khởi và mất toi vài chục triệu đô la. Nhưng cái "được" nó lại nằm ở phía khác. Tại Bắc Kinh.
Đó là chứng minh được sức mạnh của Trung Quốc, trước sự bất nhất và do dự của Hoa Kỳ.
Các nước tính sao đây?
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
|
Thời sự: Thứ ba, 6/05/2014
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày hôm nay, 06/05/2014, viết rằng Trung Quốc phải « cho Việt Nam một bài học », nếu Hà Nội bị cho là gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.
Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận nói trên sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, xem đây là hành động « bất hợp pháp ».
Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 04/05, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Lê Hải Bình tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối ». Phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn torong vùng biển của Trung Quốc.
Đáp lại phản ứng của phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay khẳng định « Hà Nội sẽ không dám tấn công trực tiếp các giàn khoan của Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam có thêm những hành động ở Tây Sa ( tên Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ), mức độ các biện pháp đối phó của Trung Quốc phải được nâng lên ». Tờ báo viết tiếp : « Nếu Việt Nam trở nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng ».
Theo hãng tin AP, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến lược của Trung Quốc hiện nay là nâng dần mức độ xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, vì nghĩ rằng các nước láng giềng nhỏ hơn rất nhiều sẽ không thể hoặc không dám ngăn chận. Hà Nội đã từng tố cáo tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và sách nhiễu ngư dân Việt Nam.
Cũng theo nhận định của AP, những hành động nói trên của Bắc Kinh đặt chính quyền độc đoán của Việt Nam vào thế khó xử, vì người dân Việt Nam vẫn căm ghét Trung Quốc, đồng minh về ý thức hệ của Hà Nội. Các nhà bất đồng chính kiến vẫn lên án chính quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược với Bắc Kinh.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 04/05, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Lê Hải Bình tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối ». Phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn torong vùng biển của Trung Quốc.
Đáp lại phản ứng của phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay khẳng định « Hà Nội sẽ không dám tấn công trực tiếp các giàn khoan của Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam có thêm những hành động ở Tây Sa ( tên Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ), mức độ các biện pháp đối phó của Trung Quốc phải được nâng lên ». Tờ báo viết tiếp : « Nếu Việt Nam trở nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng ».
Theo hãng tin AP, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến lược của Trung Quốc hiện nay là nâng dần mức độ xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, vì nghĩ rằng các nước láng giềng nhỏ hơn rất nhiều sẽ không thể hoặc không dám ngăn chận. Hà Nội đã từng tố cáo tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và sách nhiễu ngư dân Việt Nam.
Cũng theo nhận định của AP, những hành động nói trên của Bắc Kinh đặt chính quyền độc đoán của Việt Nam vào thế khó xử, vì người dân Việt Nam vẫn căm ghét Trung Quốc, đồng minh về ý thức hệ của Hà Nội. Các nhà bất đồng chính kiến vẫn lên án chính quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược với Bắc Kinh.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)