Bản đồ Ukraina : Thành lập một liên bang để làm suy yếu chính quyền trung ương Kiev - DR
Sau khi sáp nhập Crimée, mục tiêu tiếp theo của Nga là thúc ép Ukraina trở thành một liên bang, qua đó, làm suy yếu chính quyền trung ương ở Kiev.
Để tạo sức ép cho cuộc họp bốn bên Nga, Hoa Kỳ, Châu Âu và Ukraina, dự kiến được tổ chức vào ngày mai, 17/04/2014, ở Geneve, hôm nay, lại một lần nữa, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tuyên bố rằng mô hình tập trung quyền lực ở trung ương của Ukraina đã ngừng hoạt động, « các nền tảng của mô hình này đã bị phá hủy do một loạt các thay đổi chính trị ».
Do vậy, theo ông Lavrov, việc thành lập liên bang « sẽ là cách để bảo đảm cho mỗi vùng của đất nước này cảm thấy thoải mái, các quyền của các vùng được bảo đảm, các truyền thống và lối sống của họ được bảo vệ ».
Ngày 17/03, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra những điều kiện để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraina. Một trong những điểm chính trong danh mục các đòi hỏi của Nga là Ukraina phải xây dựng một « Hiến pháp liên bang », rồi đem ra trưng cầu dân ý.
Matxcơva không ngần ngại đi xa hơn, tự cho mình có quyền như một kiến trúc sư, phác họa các cải cách mà chính quyền Kiev phải tiến hành, như bầu cử các dân biểu địa phương và Thống đốc các vùng, các vùng có thêm nhiều quyền « phản ánh bản sắc văn hóa và lịch sử của họ, cũng như trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các vấn đề xã hội, ngôn ngữ, giáo dục, quan hệ liên vùng, đồng thời bảo vệ các quyền của các cộng đồng thiểu số ».
Đối với Ukraina, mô hình liên bang là một quả bom nổ chậm. Ý đồ của Nga là ngăn cản mọi khả năng lãnh đạo chính trị của Kiev đối với đất nước Ukraina một khi thấy không phù hợp với các lợi ích của Matxcơva.
Theo ông Olexandre Souchko, giám đốc nghiên cứu viện hợp tác Châu Âu- Đại Tây Dương, ở Kiev, được báo Le Monde trích dẫn, Nga « muốn thay thế chính quyền trung ương bằng các lãnh chúa vùng miền. Dự án của Nga có mục đích làm cho bộ máy Nhà nước không hoạt động được, trao cho các vùng quyền phủ quyết những vấn đề to lớn trong chính sách đối nội và thậm chỉ cả đối ngoại ».
Chuyên gia Volodymyr Fessenko, thuộc trung tâm nghiên cứu chính trị ứng dụng Penta nhận định rằng dự án của Nga muốn hướng tới một dạng liên hiệp các vùng miền, chứ không phải là liên bang thực sự và mô hình này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng chính quyền ở Kiev.
Đối phó với âm mưu của Nga, chính quyền Ukraina, với sự ủng hộ của phương Tây, chủ trương phát triển mô hình tản quyền : Đó là ủy quyền cho các địa phương một số nhiệm vụ, đi kèm với việc cung cấp các phương tiện để thực hiện các trách nhiệm này. Theo Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk, kế hoạch cải cách là nhằm chuyển giao cho « các cấp hành chính phía dưới nhiều đặc quyền rộng lớn và các nguồn phương tiện cần thiết để phát triển », trong các lĩnh vực y tế, dịch vụ công cộng ở địa phương ; các đặc thù địa phương trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, lịch sử sẽ được tôn trọng.
Giới phân tích cảnh báo, nếu không thực hiện tản quyền đi kèm với việc cung cấp các nguồn tài chính, thì Ukraina sẽ lại rơi vào tình trạng như dưới thời cựu Tổng thống Viktor Ianoukovitch : Toàn bộ mọi quyền lực và phương tiện tập trung trong tay một nhóm lợi ích. Nhìn lại quá khứ, tất cả giới lãnh đạo chính trị tại Ukraina đều phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này. Từ năm 1991 đến nay, các chính quyền trung ương ở Kiev đều tìm cách thâu tóm quyền lực và nguồn tài chính.
Trong bối cảnh hiện nay, Ukraina không thể lùi bước được nữa. Nhưng, để thực hiện được mô hình tản quyền, công việc đầu tiên mà Kiev phải làm là kiểm soát và làm chủ được tình hình đất nước.
Chính vì thế, theo một số chuyên gia, Nga đứng đằng sau các vụ nổi dậy, đòi ly khai, gây mất ổn định ở miền đông Ukraina, không phải để tái diễn kịch bản sáp nhập Crimée, mà là để áp đặt quan điểm của Matxcơva : Biến Ukraina thành một liên bang.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr
Do vậy, theo ông Lavrov, việc thành lập liên bang « sẽ là cách để bảo đảm cho mỗi vùng của đất nước này cảm thấy thoải mái, các quyền của các vùng được bảo đảm, các truyền thống và lối sống của họ được bảo vệ ».
Ngày 17/03, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra những điều kiện để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraina. Một trong những điểm chính trong danh mục các đòi hỏi của Nga là Ukraina phải xây dựng một « Hiến pháp liên bang », rồi đem ra trưng cầu dân ý.
Matxcơva không ngần ngại đi xa hơn, tự cho mình có quyền như một kiến trúc sư, phác họa các cải cách mà chính quyền Kiev phải tiến hành, như bầu cử các dân biểu địa phương và Thống đốc các vùng, các vùng có thêm nhiều quyền « phản ánh bản sắc văn hóa và lịch sử của họ, cũng như trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các vấn đề xã hội, ngôn ngữ, giáo dục, quan hệ liên vùng, đồng thời bảo vệ các quyền của các cộng đồng thiểu số ».
Đối với Ukraina, mô hình liên bang là một quả bom nổ chậm. Ý đồ của Nga là ngăn cản mọi khả năng lãnh đạo chính trị của Kiev đối với đất nước Ukraina một khi thấy không phù hợp với các lợi ích của Matxcơva.
Theo ông Olexandre Souchko, giám đốc nghiên cứu viện hợp tác Châu Âu- Đại Tây Dương, ở Kiev, được báo Le Monde trích dẫn, Nga « muốn thay thế chính quyền trung ương bằng các lãnh chúa vùng miền. Dự án của Nga có mục đích làm cho bộ máy Nhà nước không hoạt động được, trao cho các vùng quyền phủ quyết những vấn đề to lớn trong chính sách đối nội và thậm chỉ cả đối ngoại ».
Chuyên gia Volodymyr Fessenko, thuộc trung tâm nghiên cứu chính trị ứng dụng Penta nhận định rằng dự án của Nga muốn hướng tới một dạng liên hiệp các vùng miền, chứ không phải là liên bang thực sự và mô hình này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng chính quyền ở Kiev.
Đối phó với âm mưu của Nga, chính quyền Ukraina, với sự ủng hộ của phương Tây, chủ trương phát triển mô hình tản quyền : Đó là ủy quyền cho các địa phương một số nhiệm vụ, đi kèm với việc cung cấp các phương tiện để thực hiện các trách nhiệm này. Theo Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk, kế hoạch cải cách là nhằm chuyển giao cho « các cấp hành chính phía dưới nhiều đặc quyền rộng lớn và các nguồn phương tiện cần thiết để phát triển », trong các lĩnh vực y tế, dịch vụ công cộng ở địa phương ; các đặc thù địa phương trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, lịch sử sẽ được tôn trọng.
Giới phân tích cảnh báo, nếu không thực hiện tản quyền đi kèm với việc cung cấp các nguồn tài chính, thì Ukraina sẽ lại rơi vào tình trạng như dưới thời cựu Tổng thống Viktor Ianoukovitch : Toàn bộ mọi quyền lực và phương tiện tập trung trong tay một nhóm lợi ích. Nhìn lại quá khứ, tất cả giới lãnh đạo chính trị tại Ukraina đều phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này. Từ năm 1991 đến nay, các chính quyền trung ương ở Kiev đều tìm cách thâu tóm quyền lực và nguồn tài chính.
Trong bối cảnh hiện nay, Ukraina không thể lùi bước được nữa. Nhưng, để thực hiện được mô hình tản quyền, công việc đầu tiên mà Kiev phải làm là kiểm soát và làm chủ được tình hình đất nước.
Chính vì thế, theo một số chuyên gia, Nga đứng đằng sau các vụ nổi dậy, đòi ly khai, gây mất ổn định ở miền đông Ukraina, không phải để tái diễn kịch bản sáp nhập Crimée, mà là để áp đặt quan điểm của Matxcơva : Biến Ukraina thành một liên bang.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét