Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, kể từ thời Pháp thuộc cho đến giờ
Việt Nam vẫn là nước tuột hậu mọi mặt so với đà tiến hóa chung của thế giới gồm
những nước phát triển về mặt khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa xã hội theo
đà văn minh tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hòa Lan, Nhật Bản... Những
nước này trước đây đã từng là thực dân, mặc dù một vài nước đã từng bị bại trận
sau thế chiến như Đức, Ý, Nhật, nhưng tất cả đều đã đặt nền móng cho đất nước
họ, đi bước đầu thế giới trong việc công nghệ hóa quốc gia và nhất là khoa học
chính trị ngày nay thật đã giải phóng cho nhân loại có đuợc nhiều tự do nhân
phẩm và quyền làm người thật sự được bảo đảm tôn trọng.
Khác với các quốc gia chậm tiến khác, ngày hôm nay Việt Nam còn
thua cả Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Nam Hàn, những quốc gia này
cũng đã từng là thuộc địa bị đô hộ, nhưng họ có được may mắn là sau thế chiến,
nước họ đã không có xảy ra chiến tranh dai dẳng như Việt Nam, nên họ đã có thời
gian yên ổn để xây dựng phát triển. Ngược lại Việt Nam lại rơi vào cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc, để rồi bị tàn phá, tuột hậu hơn nữa
so với các quốc gia cũng từng là thuộc địa hay bán thuộc địa nói trên.
Sự tuột hậu của Việt Nam có những nguyên nhân sâu xa còn kéo dài
đến ngày nay. Khi so sánh về sự tiến bộ phát triển với các nước quanh khu vực,
Việt Nam thường hay đem Nhật hay gần nhất là Nam Hàn cũng đã từng có chung
những trường hợp tương tự như đất nước bị chia đôi để lượng định hướng đi và
những bài học của lịch sử.
Nước Nhật và Việt Nam đã có những giai đoạn lịch sử khá giống nhau
vào giữa thế kỷ thứ 19 với triều đại Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật và nhà Nguyễn
ở Việt Nam. Lúc chế độ Mạc Phủ (Tokugawa) ở Nhật bế quan toả cảng thì Việt Nam đang
trong thời kỳ cai trị của vua Gia Long, có thể nói còn cởi mở hơn chế độ Mạc
Phủ bởi vua Gia Long đã từng giao tiếp với Pháp cũng như nhiều giáo sĩ Thiên
Chúa giáo đến truyền giáo ở Việt Nam. Vua Gia Long cũng đã thấy rõ phần nào tình hình và những thế lực thực dân
bành trướng theo đường biển đến vùng Đông Nam Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Hòa Lan có mặt trên các thuộc địa như Philippines, Nam Dương, Mã Lai Á... nhưng
tiếc thay vua Gia Long cũng như những vị vua khác sau này không thức thời thấy
được sức mạnh hàng hải và những kỹ thuật khoa học lẫn quân sự cũng như xu thế
chính trị của thời đại nên đã bỏ mất cơ hội canh tân hóa đất nước theo khoa học
Tây phương để có đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm chiếm của
thực dân Châu Âu. Những năm như 1842 Anh gây cuộc chiến tranh Nha Phiến ở Trung
Hoa để mở đầu việc thiết lập các Tô giới giao thương dưới quyền cai trị của các
cường quốc Tây phương. Năm 1853 Đô đốc Perry của Mỹ kéo chiến hạm tới Nhật buộc chề độ Mạc Phủ
phải dỡ bỏ chính sách bế quan tỏa cảng cũng nhằm thiết lập những hải cảng giao
thương. Năm 1856 Pháp kéo chiến thuyền Catinat đến cửa biển Đà Nẵng bắn phá
khắp nơi cũng nhằm buộc nhà Nguyễn phải gỡ bỏ chính sách bế quan tỏa cảng. Thấy
thế để có dịp so sánh những quốc gia nào trong cùng một thời gian đã sớm biết
thức tỉnh để canh tân hóa quốc gia theo kỹ thuật khoa học Tây phương ngõ hầu đủ
mạnh để không bị thực dân Tây phương xâm chiếm. Trường hợp nước Nhật, chế độ
Mạc Phủ dần suy yếu, cuối cùng phải trao trả mọi quyền hành cai trị lại cho
Minh Trị Thiên Hoàng để mở ra thời kỳ canh tân đất nước với những người lãnh
đạo dưới trướng của Minh Trị đầy hùng tâm, trong sạch cùng chủ động triệt để theo
đuổi sách lược canh tân đất nước theo hướng khoa học kỹ thuật của Tây phương.
Phần Việt Nam, các vua nhà Nguyễn luôn thủ cựu, ôm lấy cái học của
Trung Hoa không muốn bứt rời, vẫn bế quan tỏa cảng mặc dù tiếng súng của Pháp
đã cảnh báo, nếu không thức tỉnh canh tân đất nước theo khoa học Tây phương thì
tai họa vì yếu thế, bại trận, bị đô hộ sẽ xảy ra sau này. Nhưng các vua nhà
Nguyễn vẫn cứ mê ngủ trong cái học cổ thời của Trung Hoa, vẫn cứ cấm đạo, giết
hại các giáo sĩ lẫn những người theo Thiên Chúa giáo, tuyệt giao chung với
những đòi hỏi mở cửa thông thương của Tây phương. Cơ hội canh tân đất nước theo
lối Tây phương như Nhật đã bỏ lỡ, hậu qủa là bại trận trước sự xâm lăng của
Pháp để bị đô hộ suốt gần 100 năm kéo dài trong tình trạng nhược tiểu lệ thuộc.
Tinh trạng Việt Nam bị lệ thuộc Pháp kéo dài gần một thế kỷ, cho
đến thế chiến thứ 2 kết thúc, các cường quốc Châu Âu đã dần trao trả độc lập
lại cho các quốc gia thuộc địa. Cơ hội mới đã đến cho Việt Nam để có thể chung
sức bắt tay canh tân đất nước, nhưng tiếc thay cơ hội lần thứ 2 này cũng đã bỏ
lỡ. Từ khi Việt Nam được trao trả độc lập 1954, đồng thời cung bị phân chia hai
miền Nam Bắc thành hai chế độ qua sự chi phối trong một thế giới lưỡng cực giữa
tư bản và cộng sản. Chiến tranh đã nổ ra giữa hai miền Nam Bắc thành một cuộc
nội chiến tương tàn, hủy hoại toàn diện đến tận cùng mọi nền tảng xã hội. Trên
20 năm chiến tranh đã tàn phá mọi nguồn nhân lực, tàn phá mọi mặt đời sống nên
không thể nào có được cơ hội để canh tân đất nưóc. Khi chế độ cộng sản miền Bắc
đã khai tử chế độ tự do miền Nam để rồi có dịp nhìn lại, mặc dầu đã gần nửa thế
kỷ chiến tranh đã đi qua, ngày nay ta thấy rõ chế độ cộng sản chỉ là sản phẩm
giai đoạn của đế quốc Nga và Tàu. Chủ thuyết Mác-Lênin có thời hai nước Nga-Hoa
đã xem nhau như thù địch, tố cáo nhau là "phản động", là "chủ
nghĩa xét lại". Điều này chứng tỏ lý thuyết Mác-Lênin được áp dụng đầu
tiên tại nước Nga để xây dựng nên nhà nước Sô-Viết chỉ nhằm chống lại phương Tây,
phản ảnh rõ hoàn cảnh địa lý và chính trị với chiều dài lịch sữ nhiều thế kỷ từ
thời các Sa Hoàng đến giờ nước Nga luôn trong tình thế tranh chấp với các nước
phương Tây. Xét cho cùng lý thuyết Mác-Lênin cũng chỉ như phương tiện tiếp tục phản
kháng lại phương Tây, nhưng đến khi không còn phù hợp cho quyền lợi nước Nga
nửa thì giới lãnh đạo cũng biết vứt bỏ đi, bới nó không phải là cứu cánh tốt
đẹp cần đeo đuổi. Có chăng chỉ còn giới lãnh đạo Hà Nội, lú mù như các tổng bí
thư, ban tuyên giáo đảng cộng sản cứ nhại đi nhại lại mà chẳng biết chút gì về
thực trạng thế giới ngày nay với những thể chế chính trị tự do dân chủ đang bước
vào ngưỡng cửa toàn cầu hóa, có những trách nhiệm chung trong những tương quan
đối nội và đối ngoại trên con đường xây dựng và phát triển giữa quốc gia và
cộng đồng thế giới.
Trở lại việc canh tân đất nước như đã nói, sau 40 năm sau kết thúc chiến
tranh với sự cai trị của chế độ cộng sản, Việt Nam ngày nay thật sự cũng đã
đánh mất đi cơ hội thứ 2 kể từ năm 1954
đến nay. Điều dễ thấy nhất như đã trình bày, thể chế chính trị cộng sản theo
học thuyết Mác-Lênin chỉ là phương tiện giúp nước Nga lôi kéo những nước khác
trên thế giới chống lại phương Tây, ngày nay nó không còn hiệu qủa nửa thì
phương tiện lỗi thời này phải bị nước Nga khai tử để tìm những phương tiện khả
thi khác. Việt Nam chỉ còn chờ một cơ hội thứ 3 sau thời kỳ hậu cộng sản, chờ
cho đến khi nào chế độ công sản không còn tồn tại trên đất nước Việt Nam như
trường hợp nước Nga đã hủy bỏ nó như một phương tiện chống Tây phương đã lỗi
thời. Vấn đề canh tân của Việt Nam từng ấp ủ gần hai thế kỷ qua không phải để
chống lại Tây phương như Nga, hay bế quan tỏa cảng, khư khư ôm lấy cái học cổ
thời như nhà Nguyễn, mà vấn đề canh tân đất nước phải nhìn đến phương Tây như
Nhật Bản đã thực hiện cách nay đã hai thế kỷ.
Canh
tân đất nước theo khoa học kỹ thuật Tây phương cũng cần phải canh tân cả về mặt
khoa học chính trị theo lối Tây phương mới tạo nên những điều kiện: Ắt có và hội đủ cho công cuộc phát triển theo chiều
hướng tốt.
Khi
nhìn nhận chính trị là một khoa học tổng quan, thống lãnh mọi môn học khác trong việc
điều hành và chi phối tất cả những hoạt động của toàn thể quốc gia và xã hội thì mặc nhiên
chúng ta cũng phải thừa nhận những sự liên quan đến cả mọi lãnh vực khác như
kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội... đến bang giao quốc tế cũng đều có những
định chế và công ước tuân thủ chung cho những quốc gia thật sự thấy mình có
trách nhiệm muốn đưa đất nước tiến theo chiều hướng phát triển tốt đẹp chung.
Cuối
cùng chính trị mới là cứu cánh luôn cần phải đeo đuổi, cần có một tầng lớp lãnh
đạo thanh liêm và thông hiểu được hết đường hướng canh tân chung, giữ cho xã
hội không tan rã vì lối học theo Tây của từng cá nhân người Việt trong hai thế
kỷ qua chỉ thụ động vì thời thế bắt buộc, nước đến chân nên mới chịu nhảy nên
đa số không có phương hướng và chủ đích nào ngoài vấn đề mưu cầu sự sống vật chất, chưa nói khi những
cá nhân ngồi lại như tình trạng người Việt ngày nay thì ôi thôi!... ấu đả nhau vô
số chuyện ông nói gà, bà nói vịt... chẳng ai chịu nghe ai! Khác hẳn người Nhật
khi ngồi chung lại với nhau là cả một sức mạnh đáng kính nể, cho thấy công cuộc
canh tân khởi đầu từ hai thế kỷ qua, những nguời lãnh đạo nước Nhật luôn có
chính sách và đường hướng giữ cho xã hội Nhật Bản luôn được đều hòa phát triển,
nhất là công cuộc lãnh đạo từ thời Minh Trị Thiên Hoàng đến ngày nay luôn được
kế tục qua mọi chính quyền nên những kinh nghiệm cùng những tinh hoa qúi báu đã
trở thành di sản vô gía giúp nước Nhật luôn biết đoàn kết gắn bó, đến thế giới
nhìn vào đều phải kiên nể, thán phục.
Nhìn
lại Việt Nam ngày nay, chúng ta nhận thấy con đường tiến thủ đã rõ! Chế độ
chính trị đường cùng của cộng sản đã mất phương hướng. Không có con đường nào
bi đát hơn là " Định hướng xã hội chủ nghĩa ". Chế độ cộng sản đã tự mâu
thuẩn với mọi gía trị văn minh thời đại, còn tệ hại hơn thời kỳ bế quan tỏa
cảng của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu qủa bại trận trước thực dân Pháp.
Ngày
nay thể chế chính trị cộng sản Việt Nam luôn dựa dẫm theo Tàu, nên mọi chính
sách chiến lược ít nhiều đều bị lệ thuộc theo Bắc Kinh, đặt Việt Nam vào trong
quỹ đạo vận hành của Bắc Kinh. Mới nhất là giàn khoan Hải Dương
(Haiyang Shiyou) 981 của Trung cộng đã khuấy động ngoài Biển Đông, cũng là lúc mọi người thấy rõ hơn
những phản ứng luôn mang tính đỡ đòn, thụ động của Hà Nội, chẳng tạo được một
chiến lược đối trọng trường kỳ nào trước sự xăm lăng trắng trợn của Bắc Kinh,
bởi bản chất chế độ Hà Nội là đầu phục Bắc Kinh để còn ve vãn tưng hót và nương
nhờ vai trò đồng chí truyền thống còn sót lại trong lịch sử đã cáo chung của
các chế độ cộng sản trên khắp thế giới.
Thể
chế chính trị cộng sản Việt Nam đã nương bóng theo người thì làm gì có chiến
lược sâu xa nào hơn là chấp nhận bị lệ thuộc vào những quyết định may rủi của nước
lớn như Trung cộng. Khi nước lớn muốn tác oai tác quái, kéo giàn khoan đến cắm
sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì nội bộ đảng cộng sản Việt
Nam không còn bưng bít được những chia rẽ xáo trộn. Mai đây nếu Bắc Kinh cho
triệu tập một hội nghị theo ý tổng bí thư đảng CSVN từng sợ hãi quếnh quán muốn
khẩn khoản liên lạc cầu hòa gấp qua đường dây nóng về vụ giàn khoan, nhưng đã
bị Bắc Kinh cắt đứt theo lối giận dữ kiểu như cha muốn từ con, thôi còn gì tủi
nhục hơn nữa hỡi ông tổng bí thư!... Mai này Bắc Kinh nguôi ngoai, Tập Cận Bình
có chút bớt giận, sẽ triệu hồi cả hàng ngũ đảng CSVN qua răn đe trách móc thì
phận yếu hèn như đảng CSVN biết sao hơn là phải lục đục, cố lôi kéo nhau hết
qua Tàu triều kiến là cái chắc.
Một
hội nghị Thành Đô thứ 2 chăng? Cả đất nước Việt Nam lại thêm một lần tắt ngủm nữa
vì thế cờ chả ra chiến lược chính trị gì của đảng cộng sản Việt Nam đành phải
chịu khuất phục trước thế cờ chiến lược chính trị của chủ nghĩa bành trướng
Đại Hán.
@ Phạm Thiên Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét