Thời sự: Thứ sáu, 2/05/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp G7 tại The Hague, 24/03/2014
REUTERS/Jerry Lampen/Pool
|
Vào hôm nay, 02/05/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel khởi sự chuyến viếng thăm Mỹ, được đánh dấu bằng một cuộc họp thượng đỉnh 4 tiếng đồng hồ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Với các diễn biến ngày càng đáng ngại ở Ukraina, hồ sơ này chắc chắn nổi bật trong cuộc nói chuyện Merkel-Obama, bên cạnh các hồ sơ kinh tế, thương mại, đặc biệt là thỏa thuận tự do mậu dịch Mỹ-Châu Âu đang được hai bên đàm phán.
Cuộc họp Markel-Obama lần này rất được chú ý, vì lẽ đây là lần đầu tiên hai người đối mặt với nhau từ năm ngoái, sau các tiết lộ về việc Thủ tướng Đức bị Cơ quan tình báo Mỹ NSA nghe trộm.
Chính Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, đã làm cho quan hệ Washington-Berlin rạn nứt khi tiết lộ quy mô to lớn của các chiến dịch nghe lén của cơ quan NSA, nhắm cả vào điện thoại di động của nữ Thủ tướng Đức.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát ra tại Đức hồi tháng Giêng đầu năm, Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng giảm bớt cơn thịnh nộ của bà Merkel và hứa rằng trong tương lai « Thủ tướng Đức không cần phải lo lắng » về việc mình bị Mỹ dọ thám.
Vấn đề là, Berlin muốn có một hiệp ước cấm dọ thám lẫn nhau giữa hai nước, điều không được Washington chấp nhận. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng nước ông sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tình báo, mà đối tượng bao gồm cả các nước đồng minh.
Tuy nhiên, theo báo chí và giới phân tích Đức, vụ Snowden sẽ không bị lãng quên, nhưng nó đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina bùng lên với vụ Nga sáp nhập Crimée, và tiếp theo là các biến động ở miền Đông Ukraina.
Hồi đầu tuần, chính quyền Obama đã công bố biện pháp trừng phạt mới liên quan đến bảy quan chức Nga và 17 công ty. EU cũng đã đưa thêm năm tên quan chức Nga và Ukraina thân Nga vào danh sách trừng phạt của mình.
Thế nhưng, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn tránh chưa đụng chạm đến các biện pháp trừng phạt các ngành cụ thể của nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thái độ thận trọng của Mỹ được giải thích bằng sự dè dặt của một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, không muốn bị Mátxcơva trả đũa.
Nguồn: http://www.viet.rfi
Chính Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, đã làm cho quan hệ Washington-Berlin rạn nứt khi tiết lộ quy mô to lớn của các chiến dịch nghe lén của cơ quan NSA, nhắm cả vào điện thoại di động của nữ Thủ tướng Đức.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát ra tại Đức hồi tháng Giêng đầu năm, Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng giảm bớt cơn thịnh nộ của bà Merkel và hứa rằng trong tương lai « Thủ tướng Đức không cần phải lo lắng » về việc mình bị Mỹ dọ thám.
Vấn đề là, Berlin muốn có một hiệp ước cấm dọ thám lẫn nhau giữa hai nước, điều không được Washington chấp nhận. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng nước ông sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tình báo, mà đối tượng bao gồm cả các nước đồng minh.
Tuy nhiên, theo báo chí và giới phân tích Đức, vụ Snowden sẽ không bị lãng quên, nhưng nó đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina bùng lên với vụ Nga sáp nhập Crimée, và tiếp theo là các biến động ở miền Đông Ukraina.
Hồi đầu tuần, chính quyền Obama đã công bố biện pháp trừng phạt mới liên quan đến bảy quan chức Nga và 17 công ty. EU cũng đã đưa thêm năm tên quan chức Nga và Ukraina thân Nga vào danh sách trừng phạt của mình.
Thế nhưng, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn tránh chưa đụng chạm đến các biện pháp trừng phạt các ngành cụ thể của nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thái độ thận trọng của Mỹ được giải thích bằng sự dè dặt của một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, không muốn bị Mátxcơva trả đũa.
Nguồn: http://www.viet.rfi
xem chơi
Trả lờiXóa