Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Tiểu sử Ueshiba Morihei, người sáng lập Aikido


Tổ sư Ueshiba Morihei sinh ngày 14/12/1883 tại một thành phố nhỏ tên Tanabe (1) gần Osaka. Tổ sư đại hoàn nguyên vào ngày 26/04/1969. Khi đó Hombu dojo là một toà nhà ba tầng lớn và môn Aikido được hàng trăm ngàn người theo học ở khắp năm châu.
 
 
Từ một cậu bé gầy còm bệnh hoạn
 
Tổ sư Ueshiba Morihei sinh ngày 14/12/1883 tại một thành phố nhỏ tên Tanabe (1) gần Osaka. Ông là con trai thứ tư của một tiểu điền chủ tên Ueshiba Yoroku, với một sản nghiệp gần 20 sào đất. Cụ Ueshiba Yoroku có chân trong hội đồng thị chính, đồng thời cũng là một nhân vật có tên tuổi trong thành phố Tanabe.
 
Thuở thiếu thời, Tổ sư Ueshiba Morihei là một cậu bé thể chất yếu đuối, hay bệnh hoạn và dễ xúc cảm. Năm 7 tuổi, cậu học chữ với một vị sư Phật giáo tên Fujumoto Mitsujo. Vào giai đoạn này thường có những chuyện hoang đường được lưu hành trong vùng Kumano. Những câu chuyện này do Kobodaishi từ Trung Quốc về thuật lại và chúng gây ấn tượng sâu sắc vào tâm trí của cậu Morihei khiến cậu miên man trong những mộng tưởng vô tận. Cha cậu rất lo lắng vì khuynh hướng mơ mộng của cậu bé, và cũng để tăng cường thể lực cho cậu nên bắt Ueshiba Morihei tập sumo (2) và bơi lội. Trong những năm đầu tiên học tiểu học, cậu Morihei còn nhận được ảnh hưởng đào tạo của thầy giáo mình là Nasu Tasaburo, trên cả hai phương diện thể xác và tinh thần. Vị này về sau trở thành một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo.
 
Năm lên 13 tuổi cậu vào trường trung học Tanabe nhưng chỉ lưu lại ở đó một năm vì sở thích của cậu là học soroban (3). Ueshiba Morihei có năng khiếu đặc biệt trong môn này và chỉ không đầy một năm sau, cậu tiến bộ đến mức trở thành phụ tá giảng viên. Sau đó cậu vào làm cho nhân viên sở thuế Tanabe. Tại đó, cậu phụ trách về thuế điền thổ. Trong lúc làm công việc thu thuế cậu cũng lưu tâm đến các vấn đề của nông dân và ngư dân và cảm thấy bất bình vì những điều kiện làm việc của họ. Cậu tham gia vào những cuộc biểu tình đòi cải tổ, thay đổi một sắc luật mới về ngư nghiệp. Sau những đàn áp gắt gao, cậu xin từ nhiệm và lên thủ đô Tokyo. Thoạt tiên, cậu làm một chân chạy việc trong một cửa hiệu bán sỉ. Vào mùa xuân 1902, Ueshiba thuê một gian hàng tại Asakusa dưới bảng hiệu Ueshiba Shokai (4) để bán văn phòng phẩm cho các học sinh, sinh viên, trong khu vực.
 
Vào thời điểm này, sự lưu tâm của Ueshiba đối với võ đạo ngày càng tăng. Sau giờ đóng cửa tiệm, chàng chú tâm nghiên cứu các kỹ thuật xưa của Jujutsu, đặc biệt là kỹ thuật môn phái Kyto với võ sư Tozawa; đồng thời chàng cũng tập Kenjutsu (5) tại một đạo đường của phái Shinkage (6). Sau ít tháng, Ueshiba Morihei bị bệnh phù thủng và phải trở lại Tanabe, nơi làng quê của chàng. Tại đó, Ueshiba Morihei kết duyên với một cô bạn thời niên thiếu là Itokawa Hatsu.
 
Từ lúc trở về quê, Ueshiba Morihei thề quyết tạo cho mình một thân hình cường tráng, lực lưỡng. Chàng khổ công theo đuổi một chương trình huấn luyện khắc nghiệt và tiệm tiến, dựa trên điều kiện sức khoẻ và lực cơ bắp. Lúc hai mươi tuổi, dù có một chiều cao nhỏ bé (1m54), Morihei có một sức mạnh trên người bình thường rất nhiều. Nhưng sức mạnh thể xác thuần tuý vẫn không làm chàng thoả mãn, do đó chàng đến Sakai (7) để học hỏi kiếm thuật của môn phái Yagyu (8) với thầy Nakai.
 
Năm 1903, tình hình giữa Nga và Nhật trở nên căng thẳng, Ueshiba đăng ký vào trung đoàn bộ binh 61 đồn trú tại Osaka. Chẳng bao lâu, chàng trở thành vô địch trong tất cả các môn luyện tập và đặc biệt là môn Ju ken jutsu (9).
 
Trung đoàn của Ueshiba Morihei được gởi đến mặt trận Mãn Châu. Tại đó, tác phong gương mẫu của chàng khiến cấp trên lưu ý và chàng được thăng cấp trung sĩ. Khả năng chiến đấu của chàng kỳ diệu đến nỗi các chiến hữu đặt cho chàng biệt danh là “Heitai no kami sama” (10). Lúc chàng được giải ngũ, vị chỉ huy của chàng khuyên chàng vào trường huấn luyện sĩ quan để theo nghiệp binh. Ueshiba Morihei từ chối đề nghị này và về quê nhà để lo việc đồng áng. Trong suốt bốn năm chiến tranh, chàng không ngừng tập luyện võ thuật và vẫn tiếp tục liên lạc với võ sư Nakai, thuộc môn phái Yagyu. Sau đó chàng nhận được bằng của môn phái vào năm 1908.
 
Trong thời gian này, Ueshiba Morihei tràn đầy sinh lực và chú tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội trong vùng. Chàng thiết lập một cơ sở tương tự như một câu lạc bộ sinh hoạt thanh niên. Tại đây chàng thiết lập một võ đường để tập luyện Judo với một võ sư tam đẳng vừa mới đến cư ngụ trong thành phố. Vị này, tên Kiyoichi Takagi, sau này trở thành cửu đẳng huyền đai nhu đạo.
 
Trở thành Vua “Shirataki”
 
Năm 1910, chính phủ Nhật muốn khai thác và di dân đến vùng Hokkaido nên kêu gọi những người tình nguyện đi di dân lập nghiệp, Tổ sư Ueshiba Morihei nhận thấy chương trình đó bổ ích nên tập họp một nhóm 80 người để lên đường như những kẻ tiên phong. Sau một cuộc hành trình dài hai tháng, họ đến Hokkaido và hạ trại tại một nơi mà sau này trở thành ngôi làng Shirataki. Sau hai năm khai hoang và lao động vất vả, và họ bắt đầu gặt hái thành quả và quyết định định cư tại đó. Tổ sư Ueshiba Morihei là một người rất dồi dào sáng kiến: ông nghĩ ra việc trồng cây bạc hà, thiết lập một cơ sở khai thác lâm nghiệp. Ông cũng đầu tư vào việc chăn nuôi bò, ngựa và dựng lên tổ hợp chế biến sữa. Với sự thúc đẩy của ông người ta đã dựng lên một trung tâm thương mại, một ngôi trường và một bệnh xá. Ông cũng đã đóng góp vào việc mở mang ngôi chùa Shirataki.
 
Tháng 2/1925, trong chuyến du hành đến Engaru, ông gặp vị đại sư của môn phái Daito tên Takeda Sokaku tại khách sạn Kubota. Đại sư Takeda nhận ra ngay ở chàng thanh niên này một nhân cách phi phàm và ông quyết định truyền thụ lại tất cả các bí quyết của môn phái Daito Ryu (11). Dù thoạt tiên chỉ ghé qua đây, Tổ sư Ueshiba Morihei quyết định kéo dài thời gian và lưu lại một tháng để luyện tập với vị thầy mới của mình.
 
Sau khi trở lại Shirataki, người mở một đạo đường và mời thầy Takeda đến dạy. Người xây cả một ngôi nhà cho thầy mình và chu cấp mọi nhu cầu cho ông ta. Khi nhận được văn bằng đặc biệt của trường phái Daito Ryu thì Tổ sư đã chỉ học với đại sư Takeda vỏn vẹn có một trăm ngày. Thời gian còn lại dành cho việc luyện tập cá nhân.
 
Tháng 6/1918, người ta đề nghị ngài ra ứng cử vào Hội đồng thành phố và ngài đắc cử chức uỷ viên. Cũng vào dạo đó, do sáng kiến của ngài, người ta bắt đầu xây dựng đường xe lửa Hokkaido.
 
Tháng 11/1919, ngài nhận được tin xấu về tình trạng sức khoẻ của thân phụ. Rất xúc động, ngài quyết định bỏ lại tất cả của cải và cùng với gia đình trở về Tanabe.
 
Trên đường về, ngài nghe đồn tại vùng Ayabe có một vị đại sư có nhiều quyền lực tinh thần tên là Deguchi Onisaburo, Tổ sư Ueshiba Morihei quyết định tạt lại thăm đại sư Deguchi để xin ông ta cầu an cho thân phụ mình. Người cảm thấy cần phải có cuộc gặp gỡ này trong lúc đang trải qua thử thách, vì nhận thức rằng dù mình võ nghệ và khí lực tuyệt luân nhưng sức mạnh tinh thần thì vẫn mơ hồ và yếu đuối và dễ bị chao đảo khi gặp một thử thách tâm lý.
 
Thân phụ của người mất ngày 2/1/1920 và người chỉ về đến nhà ở Tanabe hai ngày sau đó.
 
Cái chết của thân phụ làm Tổ sư Ueshiba Morihei rất phiền não, ngài trải qua nhiều tháng trầm tư và quyết định đến cư ngụ tại Ayabe trong ngôi đền của giáo phái Omotokyo để học hỏi với sự hướng dẫn của ngài Deguchi Onisaburo.
 
Omotokyo là một giáo phái thuộc Thần đạo được bà Deguchi Nao sáng lập. Sau khi tiếp nhận được những mặc khải thần linh, giáo phái đã phát triển mạnh khi người rể của bà là Ueda Kitasabuno (sau đổi tên thành Deguchi Onisaburo) trở thành vị thủ lĩnh. Đối với Omotokyo, theo như lời nhận định của giáo sư Jean Herbert thì “Thượng đế là tinh thần thấm nhuần toàn cõi vũ trụ và con người là người quản gia cai trị trời đất. Một khi con người đã hợp nhất được với Thượng đế  thì nó có được một quyền năng vô tận. Con người là đền thờ của Thượng đế và Thượng đế cũng là thành luỹ của con người. Con người và Thượng đế liên lập với nhau”.
 
Omotokyo truyền cho các tín đồ của mình tuân theo ba giới luật để có thể đến gần Thượng đế:
 
1. Hãy quan sát các hiện tượng thực của thiên nhiên và bạn sẽ suy nghiệm được bản thể của chân Thượng Đế.
 
2. Hãy quan sát sự tuần hoàn tuyệt hảo của vũ trụ và bạn sẽ suy nghiệm được năng lực của chân Thượng Đế.
 
3. Bạn hãy quan sát tâm trí của các sinh vật để nhận thức được linh hồn của chân Thượng Đế.
 
Phù Tang đệ nhất kiếm
 
Deguchi Onisaburo bị chính quyền nghi ngờ và đã nhiều lần bị tống ngục vì nhiều lý do, trong đó có lý do phạm thượng đối với Thiên Hoàng và vi phạm luật báo chí. Dù vậy, ông đã hoạt động một cách hăng say trong lĩnh vực xã hội cho những người già yếu, mồ côi, khốn cùng cũng như trong lĩnh vực chữ viết. Là một người chủ trương hoà bình, ông thành lập hiệp hội bảo vệ tình thương và tình huynh đệ thế giới vào năm 1925. Ông liên lạc với nhiều tôn giáo trên thế giới và góp phần sáng lập liên đoàn các tôn giáo thế giới.
 
Ngày 13/2/1924, mặc dù vẫn còn bị chỉ định cư trú do tội khi quân, ông đã lặng lẽ rời nước Nhật để qua Mông Cổ cùng với một số đệ tử, trong đó có Tổ sư Ueshiba Morihei. Họ nuôi mộng xây dựng một vương quốc của hoà bình tại Mông Cổ - nơi các đội quân của Trung Quốc và Nhật đang đánh nhau - bằng cách tạo ra một sự liên minh giữa hai phe đang xâm chiếm và dựa vào thế lực của các tôn giáo mới.
 
Họ thất bại trong sự cố gắng của mình và bị người Trung Quốc bắt giam. Sau nhiều tháng tù đày và hơn một lần thoát chết trong gang tấc, họ bị giải giao về cho chính quyền Nhật. Khi được đưa về Nhật Bản, một đám đông vĩ đại đã đến hoan nghênh khi họ đặt chân lên cảng Moji vào cuối tháng 6/1925.
 
Trở lại Ayabe, Tổ sư Ueshiba Morihei càng nỗ lực nhiều hơn trong việc nghiên cứu về võ đạo và sống một cuộc sống khắc khổ. Chính vào thời điểm này, người tiếp một sĩ quan hải quân vốn là một võ sư Kendo (kiếm đạo) đến thăm, vì được nghe danh của ngài. Trong câu chuyện trao đổi, do bất đồng ý kiến về một số điểm, vị khách đề nghị Tổ sư Ueshiba Morihei tỉ thí. Tổ sư trao cho viên sĩ quan một thanh kiếm gỗ và nói với ông ta là ngài không cần kiếm. Viên sĩ quan liên tiếp tấn công, nhưng vẫn không đụng được ngài. Thấm mệt, ông ta dừng tay và Tổ sư giải thích cho ông là ngài cảm nhận trước những đòn tấn công ngay trước khi ông động thủ. Ngài thấy một loé sáng thoáng chốc trước khi thanh kiếm chạm vào người, nhờ vậy ngài có thể tránh né một cách dễ dàng. Ngài đã có những kinh nghiệm tương tự tại Trung Hoa. Đặc biệt một hôm, một binh lính Trung Hoa bắn ngài và bỗng chốc bị ngạc nhiên không mấy thích thú thấy ngài đang đứng sau lưng mình, ngay sau khi anh ta vừa bóp cò súng.
 
Ít lâu sau cuộc tỉ thí với viên sĩ quan Hải quân, Tổ sư Ueshiba Morihei ra sau vườn đến bờ suối để rửa mặt. Chính vào lúc đó người đã được giác ngộ. Một cảm nhận đột ngột khiến ngài không thể chủ động được và nhận thấy thân mình bỗng trở nên thanh khiết. Đồng thời ngài cảm nhận trời đất bắt đầu rung chuyển. Từ dưới đất như có một nguồn ánh sáng óng ánh vàng toả ra, khi chạm vào thân thể ngài thì nó biến đổi và tự thân toát ra một hào quang uy nghi. Ngài nghe tiếng chim kêu và tự thấy mình linh cảm được những bí mật của đấng tạo hoá.
 
 
Chính vào lúc đó ngài hiểu được cội nguồn của võ đạo chân chính là tình yêu và tinh thần, chân võ đạo là không nhằm chiến thắng đối phương bằng sức mạnh mà giữ được bình an của thế giới, cảm nhận và giúp phát triển mọi loài, mọi vật. Ngài hiểu là việc luyện tập sẽ đưa con người đến chỗ sung mãn đó, đến tình trạng ân sủng, trong đó con ngưởi cảm nhận được sự hoà hợp của thế giới vật chất và thế giới tinh thần.
 
Nếu sự tham gia tinh thần hiện hữu trong tất cả các môn võ thuật Nhật Bản thì trong thực tế chưa hề có người nào đào sâu nó đến độ bao gồm các tình thương nhân loại như mục đích của chân võ đạo. Tình thương thì không đố kỵ, tình thương không có thù địch. Đó là lý do khiến Tổ sư Ueshiba Morihei quyết định gọi võ đạo của ngài là Aikido.
 
“Môn võ đạo lý tưởng”: Aikido (lời của Tổ sư Judo)
 
Từ năm 1926, tên tuổi của Tổ sư Ueshiba Morihei được nhiều người biết đến và nhiều võ đạo gia lừng danh cũng như những nhân vật chính trị, quân sự đều đến tham kiến ngài.
 
Năm 1927, theo lời mời của đô đốc Takeshita (12) Tổ sư Ueshiba Morihei lên Tokyo và bắt đầu dạy cho các sĩ quan cao cấp và các nhà quí tộc. Ngài cũng tổ chức các lớp huấn luyện đặc biệt 21 ngày cho các sĩ quan của đội cận vệ Hoàng gia mà phần lớn đều mang tối thiểu ngũ đẳng trong các môn Judo và Kendo.
 
Ngài còn dạy ở nhiều nơi khác tại Tokyo. Sau đó, ngài được Hoàng tử Shimazu dành một phòng lớn để làm đạo đường. Chẳng bao lâu, căn phòng trở nên quá chật hẹp và sau nhiều cố gắng, ngài thiết lập tại Wakamatsu một đạo đường hoàn toàn mới mang tên Kobokan.
 
Chính tại đây, một hôm vị sáng lập môn phái Judo - Tổ sư Kano Jigoro đến thăm ngài vì được nghe danh môn phái mới của ngài. Khi nhìn Tổ sư Ueshiba Morihei thi triển đòn thế Aikido ở trên sân, đại sư Kano Jigoro đã nói: “Đây chính là môn võ đạo lý tưởng”. Ngay ngày hôm sau, ngài phái các đại đệ tử đến Kobukan để học Aikido.
 
Vào dạo đó, việc thâu nhận đệ tử rất khắc khe, việc luyện tập rất kham khổ, đến độ người ta đã từng mệnh danh nơi đó là “địa ngục trần gian”.
 
 
Trong những năm chiến tranh, đạo đường chỉ hoạt động cầm chừng và phần lớn là do võ sư Ueshiba Kisshomaru (con trai Tổ sư) phụ trách huấn luyện. Về phần mình, Tổ sư Ueshiba Morihei lui về ở Iwama cách Tokyo 120 km, nơi hiện nay có ngôi đền Aikido.
 
Vào năm 1946, người Mỹ cấm mọi việc luyện tập võ thuật trên khắp nước Nhật và đạo đường tại Tokyo được dùng làm chỗ tạm trú cho những gia đình chiến nạn. Cho đến năm 1948, trụ sở đó được gọi là Hombu Dojo (Bản bộ đạo trường). Aikido là môn võ đầu tiên được phép hoạt động trên đất Phù Tang nhờ ở tinh thần hoà hiếu của nó.

 
 

Ngày 09/02/1948, tổ chức Kobukai trở thành Aikikai và được bộ giáo dục công nhận như là một hội công ích. Từ đó, số võ sinh không ngừng gia tăng và một số võ sư Aikido hiện nay từ bát đẳng trở lên đã bắt đầu công việc luyện tập của họ ở đây. Vào những năm 50, Tổ sư Ueshiba Morihei - sắp bước vào tuổi thất tuần - đã nhường công việc giảng dạy lại cho con và các cao đồ của mình phụ trách. Trong số họ, có nhiều người lên đường ra ngoại quốc và truyền bá Aikido trên toàn thế giới.
 
Khi Tổ sư đại hoàn nguyên vào ngày 26/04/1969 thì Hombu dojo là một toà nhà ba tầng lớn và môn Aikido được hàng trăm ngàn người theo học ở khắp năm châu.
 
Tổ sư có bốn người con, một gái và ba trai. Hai người con trai đầu mất lúc còn nhỏ và người con trai còn lại là vị đạo chủ kế tục Tổ sư. Hiện nay người lãnh đạo Trung tâm Aikido thế giới là võ sư Ueshiba Moriteru (cháu nội Tổ sư).
 
Từ dạo đó, ngôi nhà của Aikikai lại được nâng cao lên hai tầng và ngoài 5 lớp luyện tập thường xuyên mỗi ngày còn có những lớp dành cho các môn sinh hoặc các nhóm đặc biệt. Từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, hàng trăm người đến tập tại Đạo đường Trung ương để đi theo con đường kỳ diệu mà Tổ sư Ueshiba Morihei đã vạch ra.
 
 
 Chú thích:
(1) Tanabe: một thành phố cảng ở quận Wakayama trước thuộc tỉnh Kii.
(2) Sumo: môn vật cổ truyền kỳ cựu của Nhật.
(3) Soroban: một loại bàn toán của Nhật, tương tự bàn toán Trung Hoa.
(4) Shokai: Thương hội, công ty thương mại.
(5) Ken jutsu: kiếm thuật.
(6) Shinkage: “tấm ảnh”, một môn phái võ thuật lâu đời của Nhật.
(7) Sakai: một thị trấn lớn gần thành phố Osaka.
(8) Yagyu: tên của một gia tộc Samourai lừng danh và là tên của một môn phái võ thuật Nhật.
(9) Ju ken jutsu: phương pháp đánh lưỡi lê.
(10) Heitai no kami sama: vua của các chiến binh.
(11) Daito ryu: Đại đông lưu, môn phái Ju jutsu cổ. Hiện do Takeda Tokimune làm  đạo chủ.
(12) Takeshita Isamu (1869-1949): Thuỷ sư đô đốc, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu võ học. Ông đã ghi lại hàng trăm trang các chi tiết những lời dạy của Tổ sư Ueshiba Morihei trong việc thành lập đạo đường đầu tiên tại Tokyo và dàn xếp cho cuộc biểu diễn rất đặc biệt của Tổ sư trong cấm thành trước mặt Hoàng gia Nhật.
 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Sự sống trái đất là một tương quan huyền nhiệm của vũ trụ

 
Nếu các bạn nào đã từng thao tác những công việc đồng áng hay trồng cây ăn trái, sẽ nhận ra tất cả đều lớn lên từ đất, hay nói cách khác: đất là mẹ sinh ra muôn loài, kể cả mọi thân xác động vật, loài người đều cùng nhờ đất nuôi dưỡng, cho ta những thức ăn mới tồn tại (đây là nói về thân xác). Riêng Thánh kinh Thiên Chúa giáo cũng nói: " Thượng Đế nắn chúng ta từ cát bụi theo hình ảnh của Ngài, rồi hà sinh khí vào tức thì chúng ta trở thành vật sống". 
 
Suy rộng ra, đất bao gồm cả hành tinh chúng ta đang sống, tức là trái đất. Theo cái nhìn khoa học thì sự sống của trái đất chúng ta trước tiên luôn bị mọi ảnh hưởng chi phối chung trong Thái Dương Hệ, vì thế nên mới có thời tiết bốn mùa nắng mưa và những hiện tượng thiên tai bất thường thay đổi! Theo triết lý nhân sinh quan của Ấn Độ giáo hay Phật giáo thì sự sống của trái đất kể cả mọi loài mọi vật, riêng nói về thân xác luôn được cấu tạo bởi các hợp thể: Nước, lửa, gío, đất hay cát bụi (Nhà Phật gọi đó là "Tứ đại giai không").

Đi từ suy luận trên, ta có thể đoán rằng trong vũ trụ còn có vô cùng tận những dải Ngân Hà với vô số những vì sao cũng có sức nóng thiêu đốt như Mặt trời trong Thái Dương hệ chúng ta đang sống, nên chắc chắn ta có thể tin rằng ngoài Thái Dương hệ chúng ta, còn có sự sống ở những Ngân hà khác trong vũ trụ; bởi hội đủ những cấu tạo hợp thể Tứ đại từ nước, lửa, gío, và xác thể đất hay cát bụi từ hành tinh để tạo nên sự sống; ví như cây cối đến thân xác muôn loài đều ảnh hưởng sinh tồn từ hợp thể Tứ đại gắn liền với hành tinh ta đang sống.


Vũ trụ này có sự tương quan huyền nhiệm giữa Tạo Hóa và muôn loài. Vũ trụ với thời gian và không gian là vô cùng vô tận, không có khởi đầu và cũng không có kết thúc. Kẻ đạt đạo thoát ly khỏi sinh tử bằng cái thấy thường hằng nơi vũ trụ vốn vô thủy, vô chung.
 
@Phạm Thiên Thơ

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Ukraina, trọng tâm của thượng đỉnh NATO

Thời sự: Thứ năm, 4/9/2014
   
Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen - Reuters
Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen - Reuters
Thanh Hà
        
28 nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng chính phủ tham dự thượng đỉnh khối NATO, tổ chức tại Newport, Anh Quốc. Lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Ý tiếp riêng Tổng thống Ukraina trước khi khai mạc hội nghị. Ukraina và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria là hai hồ sơ lớn của thượng đỉnh này.
 
Sáng nay 04/09/2014, trước khi chính thức khai mạc thượng đỉnh NATO, Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Anders Fog Rasmussen một lần nữa kêu gọi Nga ngưng can thiệp vào miền Đông Ukraina. Cùng lúc, Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko, tiếp kiến lãnh đạo 4 nước châu Âu.
 
Tại Newport lần này, ông Porochenko một lần nữa yêu cầu phương Tây giúp đỡ Kiev hiện đại hóa quân đội. Cụ thể hơn, Ukraina chờ đợi gì ở NATO ? Thông tín viên Murielle Pomponne từ Kiev tìm cách trả lời : 
 
« Kể từ thất bại sau cuộc tiếp xúc giữa hai Tổng thống Putin với Porochenko hôm 26/08/2014 và các đợt tấn công của phe thân Nga ở miền đông Ukraina, chính quyền Kiev liên tục yêu cầu các nước phương Tây hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quân sự.
 
Ukraina không cầu viện quốc tế gửi quân sang Ukraina nhưng muốn được viện trợ vũ khí và nhất là cung cấp trang thiết bị. Quân đội Ukraina hiện đang thiếu trang thiết bị phòng thủ. Tại thượng đỉnh Châu Âu gần đây nhất, Tổng thống Petro Porochenko đã không thuyết phục được Liên Hiệp Châu Âu giúp đỡ Kiev. 
 
Lần này, Ukraina đưa ra lời cầu viện tương tự tại thượng đỉnh khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên NATO không có lính và vũ khí trong tay. Chỉ có các nước thành viên trong khối mới có thể đáp ứng nhu cầu của Kiev.
 
Tuy nhiên, NATO có thể hỗ trợ Ukraina về phương diện tài chính. Cụ thể là huy động quỹ giúp Ukraina hiện đại hóa quân đội, hỗ trợ Ukraina về mặt hậu cần hay các công tác phòng thủ chống tin tặc … Nhưng đó là những chương trình mang tính dài hạn.
 
Trước mắt, Ukraina không phải là một thành viên của NATO cho nên tổ chức này không bắt buộc phải hỗ trợ Kiev. Chính vì vậy mà Ukraina lại nêu bật nhu cầu gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Mong muốn đó hiện vấp phải nhiều rào cản, đặc biệt là về mặt ngoại giao, cho dù chính tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố là cánh cửa của NATO vẫn để ngỏ ».
 
Về phần mình, Matxcơva sáng nay cảnh cáo Ukraina trước mọi ý đồ xin gia nhập khối NATO. Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh ý tưởng đó có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực tìm kiếm hòa bình ở miền đông Ukraina. 
 
Cũng liên quan tới Ukraina, hôm qua (03/09/2014) bộ Quốc phòng Mỹ thông báo 200 lính nhảy dù sẽ tham gia một cuộc tập trận quốc tế trong tháng 9/2014 tại miền tây Ukraina. Đây là một cuộc thao diễn quân sự được tổ chức tại Yavoriv, từ ngày 13 đến 26/09/2014. Các thành phần tham gia gồm quân đội Ba Lan, Ukraina, Roumani, Moldavia, Bulgari, Tây Ban Nha, Estonia, Anh, Đức, Litva và Na Uy. 
 
Ngoài ra vào tuần tới, hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tham dự một cuộc thao diễn được dự trù ở ngoài khơi Hắc hải. Trong cuộc thao diễn này có sự tham gia của lính Ukraina. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina, Hoa Kỳ đưa quân đến khu vực. Tuy nhiên bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel đã trên đài truyền hình CNN, đã loại trừ mọi khả năng tiến tới một sự đối đầu quân sự với Nga.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi

NATO - Nga : Bế tắc đối thoại về Ukraina

  Thời sự: Thứ năm, 4/9/2014
  
Tổng thống Porochenko tại Thượng đỉnh Newport - Reuters
Tổng thống Porochenko tại Thượng đỉnh Newport - Reuters
Thanh Hà
 
Ukraina là trọng tâm của thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Newport. Tổng thống Porochenko vào trưa nay tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ, Obama, tổng thống Pháp, Hollande và thủ tướng các nước Anh, Đức và Ý bên lề hội nghị. Quốc tế gia tăng áp lực đòi Matxcơva chấm dứt can thiệp vào miền Đông Ukraina.
 
Tại hiện trường, phe thân Nga ở miền Đông Ukraina đang giành lại thế mạnh. RFI đặt câu hỏi với giám đốc Viện Quan hệ Chiến lược Quốc tế IRIS của Pháp, ông Philippe Migault về bế tắc trong đối thoại giữa phương Tây và Nga trên hồ sơ Ukraina. 
 
Trước hết phải chăng việc phe thân Nga ở Đông Ukraina đang lấy lại ưu thế là một sự bất ngờ ?  
 
Điều đó vừa đúng mà vừa không đúng. Mới chỉ cách nay hai tuần, Kiev khẳng định là sắp dẹp được quân nổi dậy ở miền Đông Ukraina. Thế nhưng trên hiện trường, xung đột giữa quân đội Ukraina với phe nổi dậy thân Nga rất khốc liệt, nhất là ở vùng sát biên giới giữa Nga với Ukraina. Quân đội Ukraina cho tới nay chưa từng thành công trong việc tách rời quân nổi dậy khỏi vùng biên giới với Nga.
 
Trợ giúp từ phía Nga vẫn tiếp tục đổ về khu vực này, nuôi sống, trang bị cho phe nổi dậy thân Nga. Đương nhiên là ngày nào mà liên hệ đó còn được duy trì, thì quân đội Ukraina sẽ bị xói mòn, hao tốn sức lực. Quân đội Ukraina tuy có nhiều phương tiện nhưng lại bị chia rẽ và thiếu nhân sự. Hơn nữa, trong thế tấn công, Ukraina cần huy động nhiều binh sĩ và các phương tiện quân sự. Chốt lại, tình hình hiện nay tương đối không phải là một điều gây ngạc nhiên.
 
Quốc tế phải nghĩ gì khi Nga tuyên bố « xét lại chiến lược quân sự » ở phía tây trước khả năng NATO thu nhận thêm thành viên mới ?
 
Tôi nghĩ là chúng ta không nên nao núng vì tuyên bố đó của chính quyền Matxcơva. Nga không đưa ra điều gì mới mẻ cả. Ngay từ những năm 2010, Matxcơva đã coi khả năng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mở rộng biên giới là một mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga. Trong mắt các nhà cầm quyền Nga, NATO luôn là một hiểm họa. Có điều là với khủng hoảng Ukraina, sau việc Crimée bị thôn tính và sáp nhập vào nước Nga, NATO đề nghị thành lập căn cứ quân sự thường trực tại đông Âu, tức là sát cạnh biên giới của Nga. Đương nhiên là Matxcơva phải có phản ứng. Có nhiều khả năng Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng phía tây. 
 
Thưa ông Philippe Migault, thực ra Nga muốn gì trên hồ sơ Ukraina ?
  
Tôi nghĩ từ đầu cuộc khủng hoảng tới nay, mục tiêu của Matxcơva đối với Ukraina không hề thay đổi. Liên bang Nga luôn coi Ukraina là một quốc gia có lợi ích sống còn và có tầm mức chiến lược đối với bản thân nước Nga. Vì vậy Matxcơva làm tất cả để Kiev không ngả về phía Liên Hiệp Châu Âu và nhất là không đi theo NATO. Nga không muốn trông thấy một nước Ukraina thân Mỹ. Đương nhiên là Matxcơva không muốn quyền lực Ukraina nằm trong tay các nhà lãnh đạo bài Nga. Đơn giản chỉ vậy thôi.
 
Liệu rằng Nga có tiếp tục muốn thành lập một liên minh với Ukraina để buộc Kiev chịu ảnh hưởng của Matxcơva như dưới thời Liên Xô cũ hay không ?
 
Đương nhiên với khủng hoảng không hồi kết như hiện nay, mọi kịch bản đều có thể xảy ra. Chúng ta có thể liên tưởng tới một « liên bang Ukraina » hay một nước Ukraina bị chia đôi mà ở đó vùng Donbass tách rời hẳn khỏi Ukraina để thuần phục Matxcơva như ở vùng Nam Áp Kha Si. Nhiều người cũng không loại trừ khả năng miền Đông Ukraina xin được sáp nhập hẳn vào nước Nga. Ngày nào mà các bên liên quan không chịu ngồi vào bàn đàm phán, thì không thể nói tới hồi kết của khủng hoảng Ukraina. 
 
Vào lúc NATO họp thượng đỉnh ở Newport, Anh Quốc, ông có nghĩ là phương Tây và Nga có thể dễ dàng nối lại đối thoại để giải quyết hồ sơ Ukraina hay không ?
 
Tôi có cảm tưởng là liên quan tới đối thoại với Nga, cộng đồng quốc tế đang trong một tình huống tương tự như đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế của nước Pháp. Có nghĩa là tất cả mọi người cùng nhận thức được vấn đề nhưng không ai sẵn sàng làm bất cứ một việc gì để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề rất đơn giản. Nga muốn có một cuộc đối thoại về Ukraina. Nhưng đó phải là một cuộc đối thoại tương tương xứng, bình đẳng giữa các bên. Nga không muốn bị cộng đồng quốc tế áp đặt. Phương Tây thì coi đó là một thái độ ngạo mạn của các nhà cầm quyền Matxcơva. 
 
Khác biệt đó cho thấy khó có thể tiến tới đối thoại thực sự. Vấn đề đặt ra là quốc tế vẫn nghĩ nước Nga ngày này của ông Putin như liên bang Nga ở những thập niên 1990 dưới thời đạo của cố tổng thống Boris Eltsin. Đó là một sai lầm. Ngày nào mà chúng ta không hiểu được rằng nước Nga ngày nay của Putin không khoan nhượng như thời trước, thì không thể có một sự thương lượng thực sự để đem lại hòa bình cho Ukraina. 
 
Xin cảm ơn ông Philippe Migault, giám đốc viện IRIS.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Kênh đào Panama, cuộc cách mạng giao thông hàng hải

   
Công trình mở rộng kênh đào Panama
Công trình mở rộng kênh đào Panama
(©Reuters)
Thanh Hà
      
Kênh đào Panama là con gà đẻ trứng vàng đem về hàng năm 1 tỷ đô la thu nhập cho nhà nước. 100 năm sau khi đi vào hoạt động, đây là nơi 5 % các dịch vụ giao thương bằng đường biển của toàn cầu phải đi qua. 144 tuyến đường hàng hải nối liền Panama với 1.700 hải cảng của 160 quốc gia trên thế giới.Công trình mở rộng kênh đào để thích nghi với đói hỏi của ngành vận tải đường biển là sự sống còn đối với Panama.
 
Vắt ngàng eo đất Panama, có chiều dài 77 km, con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Công trình xây dựng vĩ đại này đã làm thay đổi cục diện của ngành vận tải đường biển, rút ngắn lộ trình của các chuyến tàu chở hàng, qua đó giảm bớt tốn kém không biết bao nhiêu mà nói cho các thương gia. Khi con kênh chưa được hình thành, tàu chở hàng từ New York miền đông nước Mỹ sang một thành phố ở miền tây như là San Francisco phải vượt 22.500 cây số, đánh vòng mãi xuống tận Mũi Sừng ở cực nam Chilê. Với kênh đào Panama, khoảng cách bằng đường biển giữa New York và San Francisco chỉ còn là 9.500 cây số, tức chỉ bằng chưa đầy phân nửa so với trước.

Những ý tưởng về một tuyến đường biển nối liền hai đại dương đã nảy sinh từ đầu thế kỷ thứ XVI. Nhưng mãi đến năm 1880, nhà ngoại giao Pháp Ferdinand de Lesseps sau khi đã thành công với kênh đào Suez ở Ai Cập đã dễ dàng huy động vốn cho kênh đào Panama. Công trình được chính thức khởi công ngày 01/01/1882. Tiếc là Lesseps đã không gặp may : tháng 9 năm đó, một trận động đất lớn ngay trên eo đất Panama đã chôn vùi luôn cả tập đoàn do Lesseps làm chủ. Trị giá cổ phiếu của dự án « thế kỷ » tan thành mây khói.

Tiếp theo đó là là dịch bệnh, là những khó khăn về kỹ thuật chồng chất trong việc xây dựng kênh đào ngàn mực nước biển, khí hậu khắc nghiệt của vùng Trung Mỹ gây thêm khó khăn.

Ngay cả sau khi kỹ sư Gustave Eiffel khắc phục được khó khăn kỹ thuật với giải pháp xây 10 âu thuyền để điều chỉnh mực nước, công trình vẫn bị chậm trễ. Cái giá phải trả cả về vật chất lẫn nhân lực ngày càng tăng cao. Do bệnh tật - chủ yếu là bệnh sốt huyết vàng - đã có ít nhất 22.000 công nhân thiệt mạng vì kênh đào Panama trong thời gian từ năm 1881 đến 1889. Tập đoàn quản lý công trình xây dựng kênh đào tuyên bố phá sản năm 1889.

Đến năm 1903 Pháp chuyển nhượng lại quyền khai thác cho Hoa Kỳ. Bản thân Panama cũng hoan nghênh việc Mỹ tham gia, một phần là để cảm ơn nước Mỹ đã giúp cho quốc gia này giành độc lập, tách rời khỏi Colombia.

Dưới sự điều hành của kỹ sư quân đội Mỹ George Washington Goethals, dự án kênh đào dựa vào ba hệ thống âu tàu và các hồ nước nhân tạo. Phải mất thêm 10 năm nữa, kênh đào Panama mới hoàn thành. Ngày 15/08/1914 tàu chở hàng Ancon khai trương con kênh. Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào Panama được đặt dưới sự quản lý của chính phủ Mỹ cho tới năm 1999 trước khi Washington trao trả lại cho Panama.



Cuộc cách mạng trong ngành vận tải đường biển

Trong một trăm năm hoạt động vừa qua, kênh đào Panama đã liên tục được chiếu cố và trở thành cửa ngõ chiến lược của ngành vận tải đường biển. Hàng năm có tới 14.000 tàu thuyền, gần 300 triệu tấn hàng đi qua đây. Tất cả các cỡ tàu, thuyền đều có thể đi ngang qua kênh đào, từ du thuyền đến những chiếc tàu chở hàng cồng kềnh có kích thước tối đa theo chuẩn mực gọi là Panamax. Trung bình mỗi ngày có tới 40 tàu thuyền sử dụng con kênh này.

5 % giao thương đường biển của thế giới, và nếu không kể tàu chở dầu thì có tới 20 % hàng hóa của toàn cầu phải đi qua con kênh này. Công trình xây dựng nói trên bảo đảm đến gần 10 % thu nhập của nhà nước Panama.

Ngoài tầm mức quan trọng của kênh đào Panama đối với các hoạt động thương mại bằng đường biển, công trình này còn là một địa điểm du lịch có tiềm năng. Đây là nơi rất nhiều du thuyền tham quan vùng Alaska với vùng biển Caribê phải đi qua và tàu thường dừng lại ở cảng Panama.

Nhờ kênh đào, Panama đang từ một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ trở thành hải cảng quốc tế. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp qua vốn đầu tư của Mỹ, Trung Quốc Đài Loan, Mêhicô và của châu Âu. Đặc biệt là kể từ khi giành lại được quyền khai thác con kênh, Panama đã trở thành một địa điểm phân phối hàng hóa quan trọng của thế giới, một chặng then chốt và chiến lược của ngành vận tải đường biển.

Bước đột phá của kênh đào Panama trước hết là về mặt kỹ thuật : các kỹ sư Pháp rồi Mỹ ở vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sử dụng hệ thống khóa nước cho phép điều chỉnh mực nước giúp cho tàu thuyền có thể dễ dàng di chuyển tại những vùng có chênh lệch về mực nước.

Với kênh đào Panama các âu tàu được thiết kế đã cho phép nâng mực nước Biển Caribe lên gang với mực nước của hồ Gatun, khắc phục được cách biệt có thể lên tới đến 26 mét. Thế rồi khi tàu hướng về Thái Bình Dương thì lại phải hạ mực nước xuống để ngang tầm với mực nước biển ở Thái Bình Dương.

Thành công càng lớn, thách thức lại càng nhiều

Vào năm 1934 tức ba thập niên sau khi bắt đầu phục vụ cho ngành chuyên chở hàng hải, khả năng tối đa đón tiếp các tàu chở hàng của con kênh là 80 triệu tấn hàng một năm.

Đến năm 2005 khả năng đó đã được nhân lên hơn gấp 3 lần, để đạt khoảng 280 triệu tấn/năm. Thế nhưng kênh đào đã đụng phải giới hạn tối đa của mình và con kênh Panama đang đứng trước nhiều thử thách. 

 Thứ nhất là sự cạnh tranh của nhiều dự án đào kênh khác trong vùng. Mêhicô hay Colombia đã có kế hoạch đào mọt con kênh lớn hơn, rộng hơn kênh Panama để đón các loại tàu có kích cỡ lớn. Thế rồi bên cạnh đó là đe dọa Nicargua muốn « nhập cuộc » với chẳng những một dự án đào kênh mà còn có thêm hai kế hoạch xây dựng đường sắt nối liền hai bờ đông - tây. Xa hơn một chút là đe dọa của nhiều chủ tàu dọa tảy chay con kênh vì lệ phí quá đắt.


Thách thức thứ nhì đặt ra cho cơ quan quản lý và khai thác kênh đào là biến đổi khí hậu : nếu như trong tương lai, nhiệt độ của trái đất bị hâm nóng làm tan băng, nước biển từ Bắc Băng Dương dâng lên, mở ra những tuyến đường hàng hải mới. Khi đó khoảng cách giữa châu Au và châu Á bằng đường biển sẽ lại càng được thu hẹp lại.

Thứ thách thứ ba đối với Panama là do công trình này liên tục được chiếu cố trong 100 năm qua, sự hiện diện của tàu thuyền, cũng như các hoạt động ngày càng nhiều trong khu vực gây ô nhiễm cho môi trường, cho các loài động thực vật biển, đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của cả một vùng Trung Mỹ.

Sau cùng đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với kênh đào Panama là hồ Gatun cạn nước và sự tàn phá tự nhiên của các khu rừng nhiệt đới.


Mở rộng kênh đào

Ý thức được tất cả những thách thức nói trên chính quyền Panama từ năm 2007 đã tiến hành dự án mở rộng và nâng cấp kênh đào. Như đã biết trong những năm gần đây, tàu chở hàng của thế giới ngày càng lớn, càng có trọng lượng cao. Quốc tế ngày càng sử dụng tàu với kích thước cỡ hậu Panamax có khả năng chở đến 12.000 contener thay vì 4.400 như hiện tại.

Để đạt được mục tiêu này, Panama phải mở thêm một lối dẫn nước, đào một đoạn kênh mới, xây dựng thêm âu tàu, nạo vét các lối vào kênh, thay đổi hệ thống dây kéo, đường ray, thiết bị kiểm soát âu tàu mới ….

Mục tiêu của kế hoạch trung tu và mở rộng kênh đào để đón các hạng tàu lớn hơn, nâng khả năng chuyên chở lên thêm ít nhất là 20 %. Kênh đào Panama mở rộng trong hai thập niên nữa sẽ đem về hàng năm 3 tỷ đô la cho chính quyền của Panama City, một khoản thu vào cao gập ba lần so với hiện tại.

Kể từ năm 2017 mỗi năm nhà nước sẽ thu về thêm 300 triệu đô là để từng bước đạt được mức thu nhập 3 tỷ đô la vào năm 2025. Lãnh đạo cơ quan quản lý công trình xây dựng nổi tiếng nhất của Panama đã tuyên bố như trên với báo chí cho dù trước mắt công trình nâng cấp con kênh đã gặp nhiều trở ngại.

Thứ nhất là cơ quan quản lý đã chi ra 5 tỷ đô la mà dự án vẫn chưa hoàn tất. Chính quyền dự trù làm lễ khánh thành con kênh được trùng tu đúng vào ngày 15/08/2014 nhân lễ kỷ niệm Kênh đào Panama tròn trăm tuổi. Thế nhưng sau 7 năm kể từ khi kế hoạch nâng cấp kênh đào được thông qua, sớm nhất công trình xây dựng này sẽ chỉ hoàn tất vào đầu năm 2016.

Thách thức thứ hai đang đặt ra là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn các hoạt động cảu kênh đào Panama tùy thuộc vào trao đổi mậu dịch cảu châu Á, châu Âu và Hòa Kỳ. Một trong nhữ yếu tố ngoài dự tính của ban quản lý là kể từ năm 2008 nhiều tập đoàn sản xuất xe hơi, xe vận tải của hq và Nhật Bản đã di dời cơ sở sản xuất từ châu Á sang Mêhicô để « xích lại gần hơn với thị trường Mỹ Đây là một nguồn thât thu quan trọng đối với Panama.

Dù vậy trước những hứa hẹn của châu Mỹ La Tinh, các luồng vận tải hàng hải có thể sẽ “chảy ngược” để chuyển hàng từ các nước Nam và Trung Mỹ sang châu Âu và Hoa Kỳ.

Khó khăn thứ ba là công trình bị chậm trễ vì nhiều cuộc đình công : từ đầu năm tới nay công nhân tại công trường đã hai lần đinh công đòi tăng lương. Gần đây nhất là vào tháng 4/2014 công nhân đòi tăng lương 20 % một năm thay vì tăng koảng 10 % so với thỏa thuận giao kèo.

Sau hai tuần lễ bãi công, công nhân đã làm việc trở lại nhưng công trình xây dựng đã gặp thêm chậm trễ Sự chậm trễ đó là một nguồn thất thu lớn đối với cả ACP, cơ quan quản lý và khai thác kênh đào cũng như đối với chính phủ.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

QUÁ TRÌNH DU NHẬP CÁC MÔN VÕ VÀO VIỆT NAM

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam như thế nào, đối với nhiều người vẫn còn là một thắc mắc…
 
Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam nhé!
 
Boxing (Quyền Anh): Có cội nguồn từ La Mã như một trò chơi của những giới quý tộc và sau này được hoàn thiện tại nước Anh. Thông qua người Pháp, Quyền Anh đã du nhập vào nước ta và toàn cõi Đông Dương khoảng năm 1925 với tên võ Hồng Mao (hay boxe Anglais). Ngay từ buổi ban đầu đưa Quyền anh sang, Việt Nam đã có nhiều tay đấm tạo được sự phấn khích cho khán giả và giới mộ điệu trong nước, các nước Đông Dương cũng như gây bất ngờ cho chính người Pháp. Một số võ sĩ tên tuổi từng dành nhiều thắng lợi cũng như đoạt chức vô địch toàn Đông Dương như: Môn, Kid Dempsey (Văn Phát), Đông Phương Sóc, Minh Cảnh… 

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Boxing

Judo (Nhu Đạo): Có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng lại đến Việt Nam từ Thái Lan và từ Pháp. Năm 1937 một sĩ quan trong quân đội Hoàng Gia Thái Lan lưu vong sang Việt Nam được Chánh Mật thám Đông Dương thời bấy giờ mời dạy môn Judo cho nhân viên Cảnh sát và Công an và một ít Pháp kiều tập luyện. Đến năm 1946, một Võ sư Judo người Việt Nam mang huyền đai I đẳng là Pham Đăng Cao từ Pháp về Sài Gòn, mở lớp tập tại sân Hào Thành với 2 người Pháp phụ tá là Reiner và Zonca, lúc đầu cũng chỉ có người Pháp theo tập. Một thời gian sau ông Phạm Đăng Cao sang Pháp dự thi huyền đai II đẳng và trở về Việt Nam mở lớp Judo đầu tiên tại Cần Thơ một cách đại chúng khi ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tại đây.

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Judo

Tiếp nối công cuộc giới thiệu Judo tại tại Sài gòn của Võ sư Phạm Đăng Cao chính là Võ sư Hồ Cẩm Ngạc từ Nhật về với sự thông thạo của nhiều môn võ thuật khác nhau tại Nhật Bản. Nhưng môn Judo được người Việt Nam chú ý và yêu thích từ năm 1955 khi có sự xuất hiện của Võ sư Phạm Lợi, Võ Sư kiêm Đại Đức Thích Tâm Giác tổ chức các lớp tập phổ biến rộng rải đến nhiều tầng lớp dân chúng tại Sài gòn.
 
Taekwondo (Thái Cực Đạo/Túc Quyền Đạo): Có nguồn gốc từ Nam Triều Tiên, tức là Hàn Quốc ngày nay. Lớp dạy Taekwondo đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức tại Trung Tâm võ thuật của Trường Võ Bị Quốc Gia Thủ Đức vào ngày 01/02/1963 do các Huấn luyện viên và Võ sư người Nam Triều Tiên như Nam Tae Hi (7 đẳng), Kim Sung Kyu (5 đẳng), Jion Young Hui (5 đẳng) trưự thuộc Liên đoàn Thái Cực Đạo quốc tế (ITF – International Taekwondo Federation) phụ trách huấn luyện. Trong 63 môn sinh theo tập, lúc mãn khóa vào ngày 30/11/1963chỉ còn 57 người đạt đủ tiêu chuẩn và trong đó chỉ có 6 người đạt trình độ đai đen là: Khúc Văn Bón (thủ khoa), Nguyễn Mười Nho, Nguyễn Văn Cầm, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Phước Vĩnh và Trang Đức.

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Taekwondo

Riêng “Liên đoàn Taekwondo Thế Giới” (WTF – World Taekwondo Federation), chính thức mời Việt Nam tham gia với tính cách thành viên vào ngày 16/06/1989 qua cuộc viếng thăm của 2 Võ sư Sok Pong Kim (Phụ trách Liên Đoàn Taekwondo Australia) và Võ sư Ki Yong Song (Liên Đoàn Taekwondo Đông Nam Á). Chuyến đi được uỷ nhiệm bởi WTF của 2 Võ sư trên đã mở một bước ngoặc vô cùng quan trọng trong việc đưa Taekwondo Việt Nam vào một bước ngoặc mới để có thể sánh ngang tầm với nền phát triển của Taekwondo thế giới.
 
Taekwondo và Judo từng được xem là một môn võ thuật có sức thu hút số lượng người tập cao nhất tại Việt Nam từ khi được du nhập vào Việt Nam cho đến ngày hôm nay.
 
Karatedo (Không Thủ Đạo): Gốc từ Okinawa đã đến Huế vào năm 1940 do một người Nhật tên là Choji Suzuki, trước vốn là một binh sĩ thuộc quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản và sau này đã tình nguyện ở lại Việt Nam vào năm 1945. Hiện nay, môn Karatedo do ông Choji Suzuki đã hình thành hai hệ phái Karatedo mới là: Suzucho phát triển mạnh tại Việt Nam, Cương-nhu (Goju) do một học trò của ông đang phát triển mạnh tại Hoa Kỳ.
 
Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Karatedo

Tại Sài Gòn môn Karatedo do Võ sư Hồ Cẩm Ngạc mở lớp huấn luyện đầu tiên từ năm 1951 qua hệ phái Shotokan. Riêng tại Miền Bắc Việt Nam, môn Karatedo du được nhập vào Hà Nội từ Liên Xô do công sức của 2 ông Phạm Quốc Trọng và Hoàng Vĩnh Giang mang về truyền bá, song song với Karatedo do ông Đoàn Đình Long đưa từ xứ Huế ra.
 
Hiệp Khí Đạo (Aikido): Môn võ xuất xứ từ Nhật, nhiều tài liệu lịch sử cho thấy môn Hiệp Khí Đạo lần đầu tiên được truyền dạy tại Sài gòn do Võ sư Hồ Cẩm Ngạc từ Nhật về, tuy nhiên Aikido chính thức được ra mắt và phát triển mạnh tại Sài gòn từ năm 1958 khi Võ sư Đặng Thông Trị, một người Việt từ Pháp về với đẳng cấp huyền đai II đẳng lập nên đạo đường Tenshinkai – Tức là Thiên Tâm (nay là CLB Aikido Đa Kao, số 94 đường Điện Biên Phủ, Q1). Aikido được xem là môn võ thầm lặng nhất dù môn này được từng bước phát triển đi nhiều tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam nhưng do tính đặc thù không thi đấu đối kháng nên Aikido chưa thể hoàn toàn phá triển mạnh mà chỉ thu hút những người thật sự yêu thích.
 
Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Aikido

Võ Thuật (Wushu): Môn Wushu xuất xứ từ Trung Hoa, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng hiện nay môn võ này có sức hút vô cùng mạnh mẻ tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Môn Wushu nối tiếng của Trung Quốc này đã đến Việt Nam từ Liên Xô vào năm 1990. Ông Hoàng Vĩnh Giang nhận được tài liệu giới thiệu và 7 bài giáo khoa môn Wushu từ những người bạn Nga, ông đã đưa về phổ biến đầu tiên tại Hà Nội. Đến tháng 6/1992 sở TDTT Hà Nội mới bắt đầu mời chuyên gia Wushu từ Trung Quốc sang tập huấn cho các VĐV Việt Nam.Ngay từ giửa thập niên 90 với sự giúp sức của chuyên gia Trần Húc Hồng (Trung Quốc) môn Wushu Việt Nam từng bước khẳng định và hội nhập mau chóng vào đấu trường quốc nội, giải Trẻ Châu Á, Giải Wushu thế giới với nhiều huy chương cao quý.
 
Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Wushu

Pencak Silat: Có cội nguồn từ Nam Dương và Mã Lai Á, đã đến Việt Nam vào năm 1989 thông qua SEA Games 15 tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia). Phó đoàn thể thao của Việt Nam là Hoàng Vĩnh Giang đã sử dụng máy quay phim cầm tay quay lại các trận đấu của môn Silat mang về Việt Nam cùng một quyển sách luật thi đấu bằng Anh Ngữ,
 
Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Pencak silat

Và từ đó hình thành môn Silat ở Việt Nam. Hiện nay môn Silat rất được yêu thích tại Việt Nam vì tạo nhiều cơ hội thi đấu, cọ xát cho các võ sĩ, môn sinh các môn võ cổ truyền Việt Nam vươn lên với tầm vóc quốc tế.
 
Kendo (Kiếm Đạo): Xuất xứ từ Nhật, có mặt tại Việt Nam tại đất Sài Gòn từ năm 1951 do Võ sư Hồ Cẩm Ngạc đem từ Nhật về. Tuy nhiên lớp tập luyện chính thức được mở tại Sài Gòn từ năm 1973 với sự đóng góp và xây dựng tích cực của Hiệp Hội Ái Hữu Việt-Nhật và giới hâm mộ bộ môn Hiệp Khí Đạo tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua giới yêu thích môn Kendo tại Việt Nam được sự ủng hộ và giúp đở rất nhiều từ Liên đoàn Kiếm Đạo Nhật Bản như đào tạo Huấn luyện viên, thiết bị tập luyện, học bổng.v.v.. Sự khó khăn trong việc phát triển môn Kendo chính là trang bị tập luyện khá đắt và phải du nhập hầu hết từ nước ngoài.

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Kendo

Hapkido (Hiệp Khí Đạo Hàn Quốc): Môn Hapkido nghe có vẽ xa lạ với phần đông giới hâm mộ võ thuật tại Việt Nam, nhưng được biết đến tại Miền Nam nhất là tại Thành phố Sài Gòn ngay từ năm 1965, do Tài từ điện ảnh kiêm Võ sư Kim Jin Pal (Kim Chấn Bát) với phòng tập tại đường Nguyễn Huỳnh Đức. Năm 1970 Võ sư Kim Chấn Bát rời Việt Nam dời sang Hồng Kông đóng phim và làm cố vấn cho điện ảnh, ông giao lại võ đường và tổng hội Hapkido cho đồ đệ của mình là Bác sĩ Phạm Gia Cổn. Hiện nay một Bác sĩ Phạm Gia Cổn sinh sống tại Hoa Kỳ được biết đến như là một trong số những người Việt Nam có đẳng cấp Hapkido cao nhất thế giới với Huyền đai 9 đẳng, thuộc thế hệ lớp đầu tiên của Võ sư Kim Chấn Bát. Giới yêu võ thuật được biết nhiều về môn Hapkido sau năm 1975 với cuộc biểu diễn rất ấm tượng của phái đoàn Hapkido Thế Giới tại sân đấu Phan Đình Phùng vào năm 1991.
Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Hapkido

Môn Đấu Kiếm Tây Phương (Fencing): Môn kiếm được đưa vào Việt Nam ngay những năm đầu của Thế Kỷ 20, một trong những người tiên phong trong việc đem môn này vào là Kỹ Sư Bredul Francosis trong khi làm việc tại thương cảng Sài gòn. Ngay từ năm 1950 Việt Nam đã có 2 hiệp hội kiếm thuật hoạt động. Việt Nam từng gởi kiếm sĩ tham dự Thế Vận Hội Helsinki (1952), Melbourne (1956), Roma (1960), Tokyo (1960) v.v.. Nhưng chỉ được tái lập hoạt động vào giữa thập niên 1980 song song với môn bắn cung của Tây Phương.

Quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam

Fencing

Trên đây là sơ lược quá trình du nhập các môn võ vào Việt Nam để các bạn có thêm một số kiến thức tổng hợp về võ thuật.
 
Trí Khải
(sưu tầm)
 
Nguồn: http://thegioivothuat.net