Cao Bá Quát (1809? – 1855)
Hiệu Chu-Thần. Là một nhà thơ lỗi lạc ở tiền bán thế kỷ XIX, có phong cách phóng nhiệm hơn đời.
Người làng Phú-Thị, huyện Gia-Lâm, xứ Kinh-Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc-Ninh, Bắc-Phần).
Vốn dòng khoa bảng, theo học với cha là Cao Hữu Chiến (tục gọi là ông Đồ Cao). Gặp kỳ khảo hạch ở tỉnh nhà, ông đỗ Đầu-xứ. Năm 1831 (Minh-Mạng thứ 12), ông đỗ Á-nguyên trường thì Hà-Nội. Vào Kinh thi Hội hai phen, vì không chịu theo khuôn phép nên bị đánh hỏng. Từ đó, ông thường đi ngao du đó đây, lấy văn chương trêu cợt người đời.
Năm 1841 (Thiệu-Trị nguyên niên), theo lời đề cử của quan đầu tỉnh Bắc Ninh, ông được triệu vào kinh sung chức Hành-tẩu bộ Lễ.
Được cử chấm thi trường Hương Thừa-Thiên, vì muốn cứu vớt cho một ít bài văn hay mà phạm húy, chẳng may việc bại lộ, ông bị cách chức và phát phối vào Đà-Nẳng. Sau đó, ông được tha và được cử theo xứ bộ Đào Tri Phú sang Tân Gia Ba (Singapore).
Về nước, ông được phục chức cũ rồi thăng Chủ-sự.
Chẳng được bao lâu, ông bị tình nghi trong vụ án chính trị giữa vua Tự Đức với người anh cả của vua là An Phong Công, tức Hồng Bảo có ý làm cuộc đảo chánh dành lại ngôi vua về phần mình là con trưởng, nhưng việc đã bị bại lộ. Để triệt ha vây cánh, Cao Bá Quát bị triều đình đổi đi Sơn Tây cho giữ chức Giáo-thọ Quốc-Oai 1854. Với tính khí quật cường, không ưa xu nịnh, cùng với thời thế ngã nghiêng, ông nhìn thấy vận nước đang hồi đen tối với sự cai trị cũa triều đại Nguyễn mà không có cách nào thay đổi được nên ông sinh ra chán nản thất vọng, và cũng trong năm này ông nêu ra lý do cần về quê chăm sóc mẹ gìa nên triều đình chấp thuận cho ông xin từ quan.
Sau Cao Bá Quát dính thêm vào vụ khởi nghĩa của dòng giỏi nhà Lê là Lê Duy Cự chống lại triều đình nhà Nguyễn. Việc thất bại, Cao Bá Quát bị bắt và bị chém; tộc thuộc ông cũng bị ghép vào tội tử hình. Người anh sinh đôi là Cao Bá Đạt đương làm tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa), bị bắt giải về Kinh, giữa đường thì tự vận. Con Cao Bá Đạt là Cao Bá Nhạ cải dạng đổi tên lên trốn ở Mỹ Đức (Hà Đông), sau cũng bị bắt làm tội.
***Cao Bá quát còn để lại một tập thơ nhan đề là “Chu-thần thi tập“ gồm những bài thơ văn vừa chữ Hán vừa chữ Nôm.
Thơ Cao Bá Quát nổi tiếng là hay, người đương thời phải nhận là “Thánh Quát “ và ngay cả vua Tự Đức cũng phải khen: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán…“.
Đặc điểm thơ văn ông là ở cái dồi dào mới lạ về phần ý tưởng, cái tế nhị về tình cảm, ở lối đặt câu giản dị và tự nhiên, ở cách dùng chữ đôi khi rất táo bạo, kỳ thú, diển tả đúng cái nhân sinh quan của một tâm hồn luôn luôn muốn tìm hướng đi lên cho mình và cả cho những kẻ chung quanh.
(Trích trong Việt Nam Danh Nhân từ điển của Nguyễn Huyền Anh)
* * * * * * * * * *
Đến Singapore nhớ Cao Bá Quát
Nguyễn Hưng Quốc
29/07/2009
Lúc ở Singapore, tôi cứ hay nghĩ lan man đến Cao Bá Quát (1809?-1855).
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hẳn có rất nhiều người kiêu ngạo. Người có tài nào mà lại không ít nhiều kiêu ngạo? Ai đó đã nói một câu rất thú vị: “Có một tật xấu mà không có người có tài nào mắc phải: đó là sự khiêm tốn.” Người tài trong lãnh vực văn học nghệ thuật lại càng khó khiêm tốn: Thế giới văn học nghệ thuật là thế giới của tiếng nói, của âm thanh, nghĩa là, của… tiếng gáy.
Nghe tiếng gáy, gà còn tức, huống gì là người.
Nhưng trong thế giới ấy, không có người nào mà sự kiêu ngạo lại biến thành giai thoại nhiều như là Cao Bá Quát.
Người khác, nếu có, có một hai chuyện là cùng. Còn Cao Bá Quát? Thật nhiều. Giai thoại một mình mình chiếm nửa số bồ chữ trong thiên hạ là của Cao Bá Quát. Giai thoại sửa thơ của vua, rồi lại làm thơ, nhân kể về vụ ẩu đả của các quan lại, xem cả quan lẫn vua đều là chó, cũng là của Cao Bá Quát. Giai thoại về việc ứng khẩu đọc thơ để trêu vua cũng lại là của Cao Bá Quát. Giai thoại về việc ví thơ của các ông hoàng bà chúa ở Huế với chiếc thuyền Nghệ An thối hinh mùi nước mắm cũng là của Cao Bá Quát, v.v…
Một người kiêu ngạo như vậy, sống dưới một xã hội hẹp hòi và chuyên chế như ở Việt Nam đầu thế kỷ 19, thật khó an thân. Không có gì khó ểu khi, cuối đời, Cao Bá Quát vùng lên kêu gọi dân chúng khởi nghĩa, để cuối cùng, bị chết một cách thảm khốc: cả dòng họ ông bị giết. Người cháu, nhà thơ Cao Bá Nhạ, trốn được gần mười năm, sau, vẫn bị bắt và vẫn bị giết.
Tuy nhiên, ở Singapore, tôi nghĩ đến Cao Bá Quát không phải vì cái tài hay cái sự kiêu ngạo, và cuối cùng, sự kết thúc bi thảm trong cuộc đời của ông, mà chủ yếu chỉ vì cách đây 165 năm, Cao Bá Quát cũng từng đặt chân lên đất Singapore!
Ông đến với tư cách khá hẩm hiu: dương trình hiệu lực, tức kiểu đoái công chuộc tội. Tội gì? Tội dùng muội đèn để chữa bài thi cho thí sinh. Chuyến đi kéo dài đến 7 tháng. Thời gian ấy mang lại khá nhiều hiểu biết và nhận thức mới mẻ cho Cao Bá Quát. Một trong những khám phá ấy là hình ảnh người phụ nữ Tây phương. Có thể nói Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết về phụ nữ Tây phương. Mà lại viết một cách đầy âu yếm:
Cô gái phương Tây áo như tuyết,
Ngồi kề vai chồng dưới ánh nguyệt.
Nhìn sang thuyền ta đèn sáng choang,
Níu áo cùng chồng nói rối rít.
Uể oải cốc sữa biếng cầm tay.
Gió bể e chừng đêm lạnh đây !
Nhích lại còn đòi chồng đỡ dậy,
Tình ta ly biệt có ai hay !
(Hoá Dân dịch)
Từ những điều nhìn thấy ở Singapore, Cao Bá Quát nhận ra vị trí và diện mạo thực sự của văn hoá và rộng hơn, của dân tộc mình. Trong bài “Đề sát viện Bùi công ‘Yên Đài anh ngữ’ khúc hậu” do ông sáng tác sau chuyến đi, có mấy câu, đến nay đọc lại vẫn còn thấy thấm thía:
Nhai văn nhá chữ buồn ta,
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân Gia từ vượt con tầu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà...
(Trúc Khê dịch)
Lâu nay, theo tôi, hình như chúng ta chưa đánh giá đúng mức tầm vóc cái “giật mình” thiên tài ấy của Cao Bá Quát. Và hình như cũng không có mấy ai học được bài học của Cao Bá Quát. Cho nên, chúng ta đi, đi đến vô số quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, đến tận chân trời góc biển, vậy mà…
Vậy mà… người đi với người chưa đi có khi cũng chẳng khác nhau gì mấy!
Chán nhỉ?
Hiệu Chu-Thần. Là một nhà thơ lỗi lạc ở tiền bán thế kỷ XIX, có phong cách phóng nhiệm hơn đời.
Người làng Phú-Thị, huyện Gia-Lâm, xứ Kinh-Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc-Ninh, Bắc-Phần).
Vốn dòng khoa bảng, theo học với cha là Cao Hữu Chiến (tục gọi là ông Đồ Cao). Gặp kỳ khảo hạch ở tỉnh nhà, ông đỗ Đầu-xứ. Năm 1831 (Minh-Mạng thứ 12), ông đỗ Á-nguyên trường thì Hà-Nội. Vào Kinh thi Hội hai phen, vì không chịu theo khuôn phép nên bị đánh hỏng. Từ đó, ông thường đi ngao du đó đây, lấy văn chương trêu cợt người đời.
Năm 1841 (Thiệu-Trị nguyên niên), theo lời đề cử của quan đầu tỉnh Bắc Ninh, ông được triệu vào kinh sung chức Hành-tẩu bộ Lễ.
Được cử chấm thi trường Hương Thừa-Thiên, vì muốn cứu vớt cho một ít bài văn hay mà phạm húy, chẳng may việc bại lộ, ông bị cách chức và phát phối vào Đà-Nẳng. Sau đó, ông được tha và được cử theo xứ bộ Đào Tri Phú sang Tân Gia Ba (Singapore).
Về nước, ông được phục chức cũ rồi thăng Chủ-sự.
Chẳng được bao lâu, ông bị tình nghi trong vụ án chính trị giữa vua Tự Đức với người anh cả của vua là An Phong Công, tức Hồng Bảo có ý làm cuộc đảo chánh dành lại ngôi vua về phần mình là con trưởng, nhưng việc đã bị bại lộ. Để triệt ha vây cánh, Cao Bá Quát bị triều đình đổi đi Sơn Tây cho giữ chức Giáo-thọ Quốc-Oai 1854. Với tính khí quật cường, không ưa xu nịnh, cùng với thời thế ngã nghiêng, ông nhìn thấy vận nước đang hồi đen tối với sự cai trị cũa triều đại Nguyễn mà không có cách nào thay đổi được nên ông sinh ra chán nản thất vọng, và cũng trong năm này ông nêu ra lý do cần về quê chăm sóc mẹ gìa nên triều đình chấp thuận cho ông xin từ quan.
Sau Cao Bá Quát dính thêm vào vụ khởi nghĩa của dòng giỏi nhà Lê là Lê Duy Cự chống lại triều đình nhà Nguyễn. Việc thất bại, Cao Bá Quát bị bắt và bị chém; tộc thuộc ông cũng bị ghép vào tội tử hình. Người anh sinh đôi là Cao Bá Đạt đương làm tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa), bị bắt giải về Kinh, giữa đường thì tự vận. Con Cao Bá Đạt là Cao Bá Nhạ cải dạng đổi tên lên trốn ở Mỹ Đức (Hà Đông), sau cũng bị bắt làm tội.
***Cao Bá quát còn để lại một tập thơ nhan đề là “Chu-thần thi tập“ gồm những bài thơ văn vừa chữ Hán vừa chữ Nôm.
Thơ Cao Bá Quát nổi tiếng là hay, người đương thời phải nhận là “Thánh Quát “ và ngay cả vua Tự Đức cũng phải khen: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán…“.
Đặc điểm thơ văn ông là ở cái dồi dào mới lạ về phần ý tưởng, cái tế nhị về tình cảm, ở lối đặt câu giản dị và tự nhiên, ở cách dùng chữ đôi khi rất táo bạo, kỳ thú, diển tả đúng cái nhân sinh quan của một tâm hồn luôn luôn muốn tìm hướng đi lên cho mình và cả cho những kẻ chung quanh.
(Trích trong Việt Nam Danh Nhân từ điển của Nguyễn Huyền Anh)
* * * * * * * * * *
Đến Singapore nhớ Cao Bá Quát
Nguyễn Hưng Quốc
29/07/2009
Lúc ở Singapore, tôi cứ hay nghĩ lan man đến Cao Bá Quát (1809?-1855).
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hẳn có rất nhiều người kiêu ngạo. Người có tài nào mà lại không ít nhiều kiêu ngạo? Ai đó đã nói một câu rất thú vị: “Có một tật xấu mà không có người có tài nào mắc phải: đó là sự khiêm tốn.” Người tài trong lãnh vực văn học nghệ thuật lại càng khó khiêm tốn: Thế giới văn học nghệ thuật là thế giới của tiếng nói, của âm thanh, nghĩa là, của… tiếng gáy.
Nghe tiếng gáy, gà còn tức, huống gì là người.
Nhưng trong thế giới ấy, không có người nào mà sự kiêu ngạo lại biến thành giai thoại nhiều như là Cao Bá Quát.
Người khác, nếu có, có một hai chuyện là cùng. Còn Cao Bá Quát? Thật nhiều. Giai thoại một mình mình chiếm nửa số bồ chữ trong thiên hạ là của Cao Bá Quát. Giai thoại sửa thơ của vua, rồi lại làm thơ, nhân kể về vụ ẩu đả của các quan lại, xem cả quan lẫn vua đều là chó, cũng là của Cao Bá Quát. Giai thoại về việc ứng khẩu đọc thơ để trêu vua cũng lại là của Cao Bá Quát. Giai thoại về việc ví thơ của các ông hoàng bà chúa ở Huế với chiếc thuyền Nghệ An thối hinh mùi nước mắm cũng là của Cao Bá Quát, v.v…
Một người kiêu ngạo như vậy, sống dưới một xã hội hẹp hòi và chuyên chế như ở Việt Nam đầu thế kỷ 19, thật khó an thân. Không có gì khó ểu khi, cuối đời, Cao Bá Quát vùng lên kêu gọi dân chúng khởi nghĩa, để cuối cùng, bị chết một cách thảm khốc: cả dòng họ ông bị giết. Người cháu, nhà thơ Cao Bá Nhạ, trốn được gần mười năm, sau, vẫn bị bắt và vẫn bị giết.
Tuy nhiên, ở Singapore, tôi nghĩ đến Cao Bá Quát không phải vì cái tài hay cái sự kiêu ngạo, và cuối cùng, sự kết thúc bi thảm trong cuộc đời của ông, mà chủ yếu chỉ vì cách đây 165 năm, Cao Bá Quát cũng từng đặt chân lên đất Singapore!
Ông đến với tư cách khá hẩm hiu: dương trình hiệu lực, tức kiểu đoái công chuộc tội. Tội gì? Tội dùng muội đèn để chữa bài thi cho thí sinh. Chuyến đi kéo dài đến 7 tháng. Thời gian ấy mang lại khá nhiều hiểu biết và nhận thức mới mẻ cho Cao Bá Quát. Một trong những khám phá ấy là hình ảnh người phụ nữ Tây phương. Có thể nói Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết về phụ nữ Tây phương. Mà lại viết một cách đầy âu yếm:
Cô gái phương Tây áo như tuyết,
Ngồi kề vai chồng dưới ánh nguyệt.
Nhìn sang thuyền ta đèn sáng choang,
Níu áo cùng chồng nói rối rít.
Uể oải cốc sữa biếng cầm tay.
Gió bể e chừng đêm lạnh đây !
Nhích lại còn đòi chồng đỡ dậy,
Tình ta ly biệt có ai hay !
(Hoá Dân dịch)
Từ những điều nhìn thấy ở Singapore, Cao Bá Quát nhận ra vị trí và diện mạo thực sự của văn hoá và rộng hơn, của dân tộc mình. Trong bài “Đề sát viện Bùi công ‘Yên Đài anh ngữ’ khúc hậu” do ông sáng tác sau chuyến đi, có mấy câu, đến nay đọc lại vẫn còn thấy thấm thía:
Nhai văn nhá chữ buồn ta,
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân Gia từ vượt con tầu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà...
(Trúc Khê dịch)
Lâu nay, theo tôi, hình như chúng ta chưa đánh giá đúng mức tầm vóc cái “giật mình” thiên tài ấy của Cao Bá Quát. Và hình như cũng không có mấy ai học được bài học của Cao Bá Quát. Cho nên, chúng ta đi, đi đến vô số quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi, đến tận chân trời góc biển, vậy mà…
Vậy mà… người đi với người chưa đi có khi cũng chẳng khác nhau gì mấy!
Chán nhỉ?
* * * * * * * * * *
Cao Bá Quát giữa hồn-thiêng-sông núi
Cao Bá Quát giữa hồn-thiêng-sông núi
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Hai câu thơ được truyền tụng trong nhân gian này có một cái gì rất xót xa, mà lại rất ngạo nghễ trầm hùng. Phải chăng ở mười năm cuối cùng Cao Bá Quát (1843-1853) ông đã bôn ba khắp nẽo đường quê hương để kết giao bằng hữu, để sửa soạn cho cuộc cách mạng phương đông, tìm thanh báu kiếm tung lên giữa trời xanh bằng một tấm lòng thành thực, tinh khiết như bông mai trắng trời xuân suốt đời ông yêu kính.
Mười năm gươm báu tìm nhau
Một đời yêu kính hoa mai giữa trời
Mai giữa đời, mai giữa rừng, hay mai đỉnh đồi, thì thơ ông vẫn bay mãi trong hồn thiêng sông núi. Ông muốn tung lên khắp mọi ngọn núi đỉnh đồi của đất nước thân yêu những hạt mai mầm để ngày kia khi mùa xuân vĩnh cửu trở về, mai sẽ nở ngào ngạt tưng bừng lộng lẫy chào đón dân gian. Mai sẽ như một bức tranh phi thường để toàn dân ngưỡng mộ, để đời ông ngưỡng mộ.
Gieo lên khắp núi cùng đồi
Hạt mai tinh khiết gửi hồn đá xanh
Mai này lộc biếc xuân thanh
Toàn dân ngắm được bức tranh phi thường
Thí tương mai tử trịch sơn gian
Nhất ác thanh tư ký bích loan
Ký thủ lai thời xuân sắc hảo
Dữ nhân công tác họa đồ khan
Gieo hạt giống trên lá xanh, hẳn người gieo phải là một tay có nội công thượng thừa, Gửi giấc mộng đời vào đá , hẳn người gửi phải là một thi sĩ của đời sau. Bằng vào nội công ấy và tâm thức ấy, Cao Bá Quát đã tạo được cuộc cách mạng ở phương đông, giữa thế kỷ thứ XIX, khi thế giới phương tây đang trên đà sa đọa vào những cuộc bán buôn xâm lược. Ông bước đi, những bước chân dài theo chiều dài lịch sử Việt Nam và thế giới, cùng với thanh Mai Hoa Kiếm, ông đã múa lên, trong tích tắt, ngọn lửa thần bí của phương đông chợt nở hoa. Phải chăng hoa và kiếm mang một mối ân tình đồng vọng. Và phải chăng Rồng và Tiên còn vương vấn mãi trời Nam. Thế thì lịch sử vẫn mang mang cổ kim hòa điệu. Hồn núi sông còn lồng lộng giữa ngàn cây. Hà cớ gì ta cứ phải là một tay thi sĩ?
Đấy là ý của Cao Bá Quát trong một bài thơ họa vần với Thận Tư Trần Văn Vi, cùng làm với Diệp Xuân Huyên và Hòa Phủ. Tựa của bài là “Phóng Quan Nhị Hà.“ Bài thơ mở ra một buổi chiều mưa bụi vừa tạnh, gío mùa thu lành lạnh, và một mình ông đứng nhìn mãi vào non nước Việt Nam. Tầm mắt nhìn về Bắc phương, thấy núi đồi trùng điệp. Nhìn về Nam phương mây cuốn mênh mông. Cái không gian vời vợi đó, cùng với thành Thăng Long hùng tráng xây trên bụng rồng xưa, hốt nhiên ông thấy giòng sông cuồng cuộn phù sa hồng như lồng bao hình ảnh và tâm ảnh về một lịch sử thiêng liêng. Hởi ơi lịch sử cổ kim lồng lộng đi về trong sông núi chiều quê, vương vấn nơi bãi cát giòng sâu, nơi ngọn cỏ lá cây, nơi mây trời, thì hà cớ gì ta cứ phải là một nhà thơ? Hẳn nhiên ông muốn nói về một nhà thơ tháp ngà hoàng phái, hay ông muốn bật tung một tư tưởng về thi ca hoằng viễn nơi cỏi đời sử lịch?
PHÓNG QUAN NHỊ HÀ
Tài thu tế vũ hữu vi phong
Độc ỷ thương mang mộ khí trung
Tế bắc sơn liên bình dã hợp
Trực Nam vân nhập đại hoang không
Thành y long đỗ kiêm thiên tráng
Lãng quyển đào hoa sách địa hồng
Hạo hạo quan hà kim cổ ý
Thử thân hà sự tác thi ông?
VỜI TRÔNG SÔNG NHỊ
Mưa thu tạnh, gío thu lành lạnh
Một mình ta đứng cạnh chiều buông
Bắc phương tiếp núi liền đồng
Nam phương mây cuốn mênh mông cuối trời
Trên bụng rồng thành cao hùng tráng
Dưới giòng sông nước đỏ đào hoa
Cổ kim lồng lộng sơn hà
Cớ gì ta cứ phải là nhà thơ?
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Hai câu thơ được truyền tụng trong nhân gian này có một cái gì rất xót xa, mà lại rất ngạo nghễ trầm hùng. Phải chăng ở mười năm cuối cùng Cao Bá Quát (1843-1853) ông đã bôn ba khắp nẽo đường quê hương để kết giao bằng hữu, để sửa soạn cho cuộc cách mạng phương đông, tìm thanh báu kiếm tung lên giữa trời xanh bằng một tấm lòng thành thực, tinh khiết như bông mai trắng trời xuân suốt đời ông yêu kính.
Mười năm gươm báu tìm nhau
Một đời yêu kính hoa mai giữa trời
Mai giữa đời, mai giữa rừng, hay mai đỉnh đồi, thì thơ ông vẫn bay mãi trong hồn thiêng sông núi. Ông muốn tung lên khắp mọi ngọn núi đỉnh đồi của đất nước thân yêu những hạt mai mầm để ngày kia khi mùa xuân vĩnh cửu trở về, mai sẽ nở ngào ngạt tưng bừng lộng lẫy chào đón dân gian. Mai sẽ như một bức tranh phi thường để toàn dân ngưỡng mộ, để đời ông ngưỡng mộ.
Gieo lên khắp núi cùng đồi
Hạt mai tinh khiết gửi hồn đá xanh
Mai này lộc biếc xuân thanh
Toàn dân ngắm được bức tranh phi thường
Thí tương mai tử trịch sơn gian
Nhất ác thanh tư ký bích loan
Ký thủ lai thời xuân sắc hảo
Dữ nhân công tác họa đồ khan
Gieo hạt giống trên lá xanh, hẳn người gieo phải là một tay có nội công thượng thừa, Gửi giấc mộng đời vào đá , hẳn người gửi phải là một thi sĩ của đời sau. Bằng vào nội công ấy và tâm thức ấy, Cao Bá Quát đã tạo được cuộc cách mạng ở phương đông, giữa thế kỷ thứ XIX, khi thế giới phương tây đang trên đà sa đọa vào những cuộc bán buôn xâm lược. Ông bước đi, những bước chân dài theo chiều dài lịch sử Việt Nam và thế giới, cùng với thanh Mai Hoa Kiếm, ông đã múa lên, trong tích tắt, ngọn lửa thần bí của phương đông chợt nở hoa. Phải chăng hoa và kiếm mang một mối ân tình đồng vọng. Và phải chăng Rồng và Tiên còn vương vấn mãi trời Nam. Thế thì lịch sử vẫn mang mang cổ kim hòa điệu. Hồn núi sông còn lồng lộng giữa ngàn cây. Hà cớ gì ta cứ phải là một tay thi sĩ?
Đấy là ý của Cao Bá Quát trong một bài thơ họa vần với Thận Tư Trần Văn Vi, cùng làm với Diệp Xuân Huyên và Hòa Phủ. Tựa của bài là “Phóng Quan Nhị Hà.“ Bài thơ mở ra một buổi chiều mưa bụi vừa tạnh, gío mùa thu lành lạnh, và một mình ông đứng nhìn mãi vào non nước Việt Nam. Tầm mắt nhìn về Bắc phương, thấy núi đồi trùng điệp. Nhìn về Nam phương mây cuốn mênh mông. Cái không gian vời vợi đó, cùng với thành Thăng Long hùng tráng xây trên bụng rồng xưa, hốt nhiên ông thấy giòng sông cuồng cuộn phù sa hồng như lồng bao hình ảnh và tâm ảnh về một lịch sử thiêng liêng. Hởi ơi lịch sử cổ kim lồng lộng đi về trong sông núi chiều quê, vương vấn nơi bãi cát giòng sâu, nơi ngọn cỏ lá cây, nơi mây trời, thì hà cớ gì ta cứ phải là một nhà thơ? Hẳn nhiên ông muốn nói về một nhà thơ tháp ngà hoàng phái, hay ông muốn bật tung một tư tưởng về thi ca hoằng viễn nơi cỏi đời sử lịch?
PHÓNG QUAN NHỊ HÀ
Tài thu tế vũ hữu vi phong
Độc ỷ thương mang mộ khí trung
Tế bắc sơn liên bình dã hợp
Trực Nam vân nhập đại hoang không
Thành y long đỗ kiêm thiên tráng
Lãng quyển đào hoa sách địa hồng
Hạo hạo quan hà kim cổ ý
Thử thân hà sự tác thi ông?
VỜI TRÔNG SÔNG NHỊ
Mưa thu tạnh, gío thu lành lạnh
Một mình ta đứng cạnh chiều buông
Bắc phương tiếp núi liền đồng
Nam phương mây cuốn mênh mông cuối trời
Trên bụng rồng thành cao hùng tráng
Dưới giòng sông nước đỏ đào hoa
Cổ kim lồng lộng sơn hà
Cớ gì ta cứ phải là nhà thơ?
Trích tuyển tập “Cao Bá Quát giữa hồn-thiêng-sông núi“
của Tường Vũ Anhthy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét