Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Một chút tản mạn về thi ca


Ngày xưa trên giậu vàng hoa
chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời
năm sau em bỏ đi rồi
ta về ngồi lắng mưa rơi giậu buồn
(Phạm thiên Thư)

Câu thơ lục bác trên nằm trong thi tập Động Hoa Vàng hay còn được tác gỉa gọi là Đoạn Trường Vô Thanh. Khi viết thi tập này, Phạm thiên Thư ít nhiều đã chịu ảnh hưởng những thi pháp tuyệt vời trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Triết lý nhân sinh Phật giáo giữa hai tác gỉa đã giao lưu nhau trong nguồn thi hứng vô tận để sáng tạo nên những vần thơ tuyệt tác đó, nhưng chắc hẵn Phạm thiên Thư không vượt qua được hào quang lớn rộng của Nguyễn Du đã đi vào lòng văn học sử thi ca suốt trên hai thế kỹ dài. Ngoài Nguyễn Du, đến thời chúng ta mới thấy nổi bậc một ít tác gỉa sáng tác thơ lục bác mà có thể hay tuyệt vời, lay động được vào cõi lòng người sau thẳm như Phạm thiên Thư, ở một đọan khác tác gỉa viết tiếp.

đưa nhau đỏ chén rượu hồng
mai sau em có theo chồng đất xa
qua đò gõ nhịp chèo ca
nước xuôi làm rưọu quan hà chuốc say

Chúng ta thấy cái “say“ của Phạm thiên Thư đầy tính chất lãng mạng của một thiền sư đa tình, chỉ nhìn nước sông trôi cũng đủ thấy lai láng nguồn rượu dâng tràn, thấy mình như say, chuốc chén tiễn người thương theo chồng đi xây hạnh phúc.

Tất cả những gì viết nên những thể thơ ca dao đều như phản phất tinh thần bình dị, phá chấp của Phật giáo đã ăn sâu vào con người VN, dù có mất mát chia xa cho đến tan nát cả cõi lòng nhưng người trong cuộc đó vẫn cầu mong người mình thuơng luôn thật sự được hạnh phúc trong cõi đời này, đó là tất cả nghĩa đạo, tất cả những gì Phạm thiên Thư ấp ủ.

Nhưng than ơi! đời có phải mãi êm đẹp theo theo cuộc tình như những vần thơ quấn quyện cùng với năm tháng mãi đâu? Nhất là trong giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, người thi sĩ có lúc cũng phải giật mình tỉnh giấc thấy mình rơi vào hoàn cảnh đau thương chung của dân tộc. Những từ ngữ thi ca đầy bao dung mơ mộng như bụi hồng, đỏ chén, rượu hồng và cả trăm thứ hồng khác làm nhiều người hôm nay phải liên tưởng nghĩ tới hình ảnh Tàu cộng đang khai thác quặng mỏ bauxite tại Cao nguyên Trung phần. Tại sao các hình ảnh những bùn đỏ đang len lỏi, tác động đến văn thơ, ngôn ngữ thi ca! phải chăng vì vấn nạn lớn đang đè nặng lên hệ mệnh sống còn của dân tộc tại Cao nguyên Trung phần; Nếu có sự hiện diện tất cả các thi hào từ xưa đến nay chắc đa phần cũng phải giậc mình tỉnh giấc mơ say bởi vì sông nước đã tanh mùi độc hại, người thương không còn đứng bên bờ hạnh phúc nữa mà đã tan tác như chim muông vỡ tổ.

Nước mất thì nhà tan, người thi sĩ sẽ phản ứng ra sao trong những giờ phút đất nước lâm nguy vì sự u tối và hèn kém nơi những kẻ cầm quyền trên quê hương đất nước VN hiên tại? Có thể người thi sĩ sẽ không cần đến vũ khí súng đạn nhưng chắc chắn tinh thần ngọn bút sẽ không bao giờ bẻ cong để phục dịch cho cường quyền. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, người hiểu biết sâu rộng nền văn hóa Pháp và Tây Âu với những tư tưởng hiện sinh đã có những năm tháng chấp nhận tù đày dưới chế độ CS, mặc dầu có điều kiện để ra đi nước ngoài nhưng thi sĩ chịu chấp nhận ở lại trong nước sau năm 75 để đem tiếng nói thi ca thử lửa với mọi tàn ác bách hại đưa đến từ chế độ, trong buổi đàm đạo trên đài RFI với nhà phê bình văn học Thụy Khuê mùa xuân năm 2009, Cung Trầm Tưởng thổ lộ rằng:

“Nhưng ô hởi!.. thi ca còn mắc nợ với lịch sử, tôi có bổn phận phải trả món nợ lịch sử đó, vì thế năm 75 tôi quyết định ở lại, tôi muốn ở lại! đó là một quyết định với tất cả những cái hệ lụy của nó và tôi nghĩ rằng nếu mà không có những năm người ta gọi là gian truân, hay là thống khổ thì ngôn ngữ Cung Trầm Tưởng nó chưa tới cái độ hôm nay tương đối tôi đã thấy có thể mình tự thỏa hiệp với mình rằng mình đã đạt được đến cái mốc điểm nào đó mà tôi sợ rằng sau này nếu không có sự gọi là hội nhập dấn thân nhầy nhụa vào lịch sử để rồi thăng hoa nó lên thì tôi nghĩ là có thể nói rằng không biết là tôi đã đi đến tới cái ngõ cụt của ngôn ngữ thi ca!….Đối với tôi thi ca đầu tiên là một ngữ sự, không giải quyết được cái đó thì xé tất cà bài thơ mình không làm được!“

Nghe lời nói Cung Trầm Tưởng kể trên, chúng ta không khỏi thửng thốt giậc mình…Ô hay!...tại sao phải “dấn thân nhầy nhụa vào lịch sử“? Nhầy nhụa đây chắc hẳn là những năm tháng sống vất vưởng, tù đày trong xã hội chủ nghĩa, nhân phẩm và đạo đức con người đã bị nhận chìm xuống tận cùng địa ngục! khắp mọi nơi đều than oán tủi hờn, chỉ có cái loa của đảng và nhà nước CS là luôn được ra rã hàng ngày huênh hoang mọi thành tích thắng lợi! trong khi đó người dân thì đói mèm, củ khoai củ sắn cũng không có ăn, đời sống tinh thần đạo đức thì rách nát tơi tả, bị buộc phải đánh mất thân phận mình để lót đường hy sinh cho chủ nghĩa CS không tưởng. Sống trong cảnh đời mà mọi người không những đều bất lực thờ ơ trước cảnh khổ của đồng loại mà lại còn trở nên nghi kỵ chia rẽ nhau đủ điều, lương tri và đạo đức dần đi đến thui chột vì chính sách công an trị luôn kềm kẹp, soi xỉa dồm ngó đời sống người dân, đã tạo nên cái không khí miễm cưởng phục tùng trong sự ngột ngạc và sợ hải; Xã hội CS đã dẫn con người đến mức tha hóa, hèn kém. Thế thì lịch sử trong giai đoạn chế độ CS cầm quyên đã trở nên tha hóa nhầy nhụa là đúng. Biết nói sao hơn, tưởng rằng dưới thời Minh thuộc, lời văng vẳng trong Bình Ngô đại cáo mới đúng, không ngờ dưới chế độ CS lại càng thê thảm hơn.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !

Đất nước ngày hôm nay nghèo hèn tuột hậu về mọi mặt đã đủ minh chứng cho sự tối tăm sai lầm của đảng CS hết ngã vào Nga nay qụy vào Tàu. Chiến tranh thù hận giai cấp không bao giờ tạo nên chân nghĩa hạnh phúc con người, ngược lại chỉ đẩy con người vào hố sâu nghèo hèn tội lỗi.

Phục lại sử hồn dân tộc từ cảnh lầm than ở những buổi đầu dựng nước có câu ca dao truyền tụng như lời hiệu triệu thửa hai Bà Trưng khởi nghĩa, nhẹ nhàng như lời ru của mẹ và lai láng hơn cả nước Bể Đông đã thắm sâu vào lòng tất cả những người dân Bách Việt điêu linh thửa đó.

bầu ơi thương lấy bí cùng,
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Sử hồn của dân tộc sẻ thăng hoa lên từ mọi nhầy nhụa đau thương của lịch sử, phải chăng thi sĩ Cung Trầm Tưởng rất có lý khi chọn cho mình con đường khổ sai tù đày sau năm 75 mà thi sĩ gọi là “trả món nợ lịch sử “. “Nợ“ là câu nói có trong văn hóa, nếp sống, ngữ sự văn học VN, có thể nó phát xuất từ thời xa xưa lắm, từ khi dân tộc VN lập quốc qua triều đại các vua Hùng dựng nước Văn Lang trãi dài về sau đã thấm sâu vào ngôn ngữ văn hóa dân tộc tựa như câu nói “ơn vua, nợ nước“ là để tự thể hiện lòng biết ơn sâu xa những gì người dân trong một nước biết thương vua, yêu dân và cõi bờ tổ quốc đã tạo dựng cho người dân có được no cơm ấm áo với mọi nguồn sống hạnh phúc. Như thế mỗi con người chúng ta ra đời đều đã mang nợ, trước nhất là với cha mẹ họ hàng, kế đến là quê hương đất nước và dân tộc hun đúc ta nên người. “Nợ“ phản ảnh được ý nghĩa đẹp là lòng biết ơn và phải tìm cách đáp đền, đó là tiếng gọi nhân bản thể hiện tấm lòng nhân ái và chân chính nơi con người. Nếu như có nợ mà quịt nợ là người không tốt rồi!

Sự trưởng thành của con người không thể nuôi dưỡng bằng thù hận và chiến tranh giai cấp như người CS đã làm, mà ngược lại nó chỉ đưa con người đến hố sâu hủy diệt. Chỉ có tình thương yêu mà chúng ta vẫn thường hiểu là lòng từ bi bác ái mới chính là tuệ gíác cao cả tạo nên sử hồn dân tộc và giúp loài người cảm thông, liên đới chia sẽ được mọi vấn đề lớn nhỏ chung của nhau trong tinh thần thương yêu, tự do và bình đẳng. Câu ca dao vừa nêu trên như truyền khẩu từ thửa hai Bà Trưng khởi nghĩa, như tiếng gọi đầu đời vọng về lịch sử hôm nay, chúng ta hãy suy tôn hai bà là Vương mẫu, là mẹ hiền VN. Có những áng thơ nào suy tôn tình yêu chân chính dù nhỏ như chuyện lứa đôi, hay lớn như tình yêu đồng bào, nhân loại đến cỏ cây muôn thú, giang sơn đất nước thì đó là những ngữ sự mang nhiều cung bực phát huy sử hồn dân tộc. Cung Trầm Tưởng chịu tù đày để trả món nợ lịch sử, nhưng mỗi người trong chúng ta dựa theo khả năng của mình cũng có thể trả món nợ lịch sử bằng những cách khác mà không nhất thiết phải giống nhau.

Và tiếng nói thi ca tự nó là tiếng nói tình yêu muôn mặt, góp phần tạo dựng cho cuộc đời và nền văn học thêm phong phú. Thi ca chân chính không nuôi dưỡng lòng thù hận, chiến tranh và giai cấp. Thi ca là tiếng nói từ tâm, nhân bản, xuôi cuộc hành trình ở mọi nơi chốn và thời gian bằng tinh thần tự do khai phóng.





Ngày hè 2009Phạm Hồng Tân


*****
Tài liệu tham khảo:
- Động Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư
- Kiều của Nguyễn Du
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
- Audio đối thoại giữa Thụy Khuê và Cung Trầm Tưởng:

http://thuykhue.free.fr/rfi/index.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét