@Phạm Thiên Thơ
Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga. Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu. Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga. Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu. Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
Sau thời kỳ cai trị của chế
độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm
1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân
tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc
gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại
đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính
nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã
như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa
(glasnost),
cải tổ kinh tế (perestroika)
theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung
ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tảng quyền đến các nước cộng
hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan hậu qủa ngày nay chúng
ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.
Có tật nên hay giật mình,
bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo
Crimea? Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là
Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác
hơn. Đi theo các giá trị phổ cập về tự do dân chủ của Tây Phương ư? Bất khả thi!...bài
học Mikhail Gorbachev và
Boris Jelzin đã rành rành trước mặt. Muốn trở
thành một siêu cường tự do dân chủ như Mỹ ư?
Khó qúa! Nhìn cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đã
trải dài trên 200 năm ngày nay mới phân phối hệ thống tảng quyền, tự do dân chủ
và bình đẳng đến khắp các tiểu bang một cách hài hòa vững mạnh. Còn nước Nga
sau cuộc cách mạng cộng sản 1917 của Lénin cũng đã sinh sau đẻ muộn, lại còn èo
uột bệnh hoạn đủ thứ sau hơn 70 năm thực thi thiên đường chủ nghĩa xã hội cộng
sản!
Một chọn lựa
khả thi đối với Putin không phải mạo hiểm như Gorbachev hay Jeltsin theo Tây Phương,
ngược lại chỉ muốn tiếp nối di sản độc tài của các đế chế Sa Hoàng và Cộng sản
thì Putin mới có thể cai trị theo hướng giữ vững và bành trướng lãnh thổ một đế
quốc Nga ra khắp thế giới.
Từ chiến trường Georgia,
Abkhazia, Nam Ossetia đến Crimea và hiện thời Nga đang tập trận, đồn trú quân đe
dọa chiếm cả miền Đông Ukaina, đủ thấy Putin đã chọn con đường truyền thống cổ điển
theo lối cai trị độc tài, trung ương tập quyền có phần dễ hơn là mạo hiểm theo lối
tân thời Gorbachev hay Jeltsin. Đối với Putin mở ra
những nuớc cờ đấu tranh quân sự đã từng thắng ở Georgia, Nam Ossetia hay
Crimea thì những cuộc chiến này đã dễ như trở bàn tay, không có gì gọi là mạo
hiểm như hai lãnh tụ thân Tây Phương trước đây; nhưng dù có mạo hiểm trong chiến
tranh vẫn còn hơn là mạo hiểm trong chính trị?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét