Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Thời sự: Thứ bảy, 10/05/2014
    
Đức Tâm
 
Hôm nay 10/05/2014 tại Naypidaw, Miến Điện, Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 24. Trước đó, các Ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp để chuẩn bị cho Thượng đỉnh và hội nghị các Ngoại trưởng đã ra tuyên bố bầy tỏ sự quan ngại về các vụ đụng độ ở Biển Đông, thể hiện sự lo lắng của các nước ASEAN trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ.
 
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản « Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông hiện nay », nhấn mạnh là các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực.

Bản tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC và nhấn mạnh sự cần thiết sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC.

Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam cho báo giới biết là « tại Biển Đông, những sự cố gần đây là vấn đề gây lo ngại nhất » và « trung lập không đồng nghĩa với sự im lặng ». Vẫn theo lãnh đạo ngoại giao Singapore, nếu ASEAN im lặng trước các vụ va chạm gần đây ở Biển Đông, thì « uy tín của ASEAN – vốn đã bị giảm sút trong những năm vừa qua – lại càng bị tổn hại nghiêm trọng hơn ».

Theo giới quan sát, việc các Ngoại trưởng ASEAN ra được tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông là một thắng lợi, chứng tỏ tình đoàn kết của khối này, đồng thời thể hiện bản lĩnh của Miến Điện, hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN, trước sức ép liên tục và mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

CNOOC và Trận Đánh Ngoài Đông Hải

Mũi Nhọn, Cán Sắt và Cái Đầu Có Sạn  

Bản đồ Đông Hải và Trò Chơi hơi Tối Xám của Bắc Kinh
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Mùng ba Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh thông báo một quyết định gây chấn động. 

Từ mùng bốn Tháng Năm đến ngày năm Tháng Tám, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 của Tổng công ty CNOOC sẽ vào tìm dầu trong một khu vực cách quần đảo Trường Sa 20 hải lý ở phía Nam. Và rằng tầu bè các nước phải tránh xa khu vực này trong khoảng ba hải lý.
 
Sau đó, có tin là Trung Quốc đưa vào 80 tầu đủ loại với máy bay để bảo vệ giàn khoan được gọi tắt là HD981.
Diễn giải cho dễ hiểu: Trung Quốc đưa giàn khoan thuộc loại tối tân nhất của họ - trị giá cả tỷ đô la, với khả năng thăm dò tới ba ngàn thước dưới mặt biển và đào sâu tới 10 cây số – để trong ba tháng sẽ thăm dò thềm lục địa của Việt Nam, tại một nơi trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) của Việt Nam có 150 cây số.
 
Phía Hà Nội lập tức phản đối, và Hoa Kỳ trách cứ hành động này là khiêu khích và không ích lợi. Rồi đụng độ xảy ra khi tầu cảnh sát của Việt Nam bị tầu Trung Quốc đâm rách khiến sáu người bị thương....
 
Đông hải đã nổi sóng. Chúng ta sẽ lần lượt nhìn lại toàn cảnh để suy ra nội vụ và hậu quả. 

***
 
Trước hết là mũi dùi CNOOC.
 
Được gọi tắt là CNOOC hay "Xi Nốc", "Trung Quốc Hải dương Thạch du Tổng công ty" là tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốcn đứng hạng thứ ba trong lãnh vực năng lượng sau tập đoàn CNPC và CPC, chuyên về thăm dò và khai thác dầu thô cùng khí đốt (dầu và khí) ở ngoài khơi. Thuộc quyền sở hữu của nhà nước, Tổng công ty Dầu khí Hải dương CNOOC nằm dưới sự quản lý của Ủy ban SASAC, chuyên về giám đốc và quản lý tài sản nhà nước. Và lãnh đạo là đảng viên cao cấp. Một Tổng quán trị của CNOOC ngày xưa từng được đưa lên làm Bí thư tỉnh Hải Nam.
 
Từ nhiều năm nay, CNOOC bành trướng hoạt động, hùn vốn với nhiều tổ hợp quốc tế để vừa tìm năng lượng cho Trung Quốc vừa thu thập kiến thức hiện đại về kỹ thuật khai thác. Đã từng dạm mua tổ hợp Uncocal của Hoa Kỳ từ năm 2005 – sau phải bỏ khi thấy Quốc hội Mỹ điều tra – năm ngoái CNOOC đã hoàn tất việc mua doanh nghiệp Nexen của Canada với giá cao hơn giá trị trường để làm chủ nhiều giếng dầu khí của Nexen ở nhiều nơi, kể cả trong Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
 
Trong nỗ lực hiện đại hóa, CNOOC tung tiền hợp tác với các tập đoàn đầu tư tài chánh và năng lượng của Tây phương. Cho nên việc tập đoàn này có giàn khoan tối tân tên là Hải dương Thạch du 981, hoàn thành từ Tháng Năm năm 2012 cách Hong Kong 350 cây số ở phí Đông-Nam, cùng nhiều phương tiện hiện đại khác, không thể là chuyện lạ.
 
Đấy là một mũi dùi của Bắc Kinh.
 
Nếu nhớ lại thì Tháng Sáu năm 2012, CNOOC thông báo việc mở ra chín lô thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam trong phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc Bắc Kinh đòi mở ra chín lô khai thác này dĩ nhiên là vô giá trị về pháp lý và vi phạm Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc. Nhưng họ cứ làm vì tin vào lòng tham của thiên hạ.
 
Nếu thuyết phục được các nước là hãy cùng vào khai thác các giếng dầu này – mà thật ra họ có thể tự khai thác lấy – Trung Quốc có thêm thế mạnh về pháp lý vì coi như các nước xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng biển đang có tranh chấp về chủ quyền với năm sáu nước khác trong khu vực.
 
Cho nên, các nước có thể chọn: là theo Bắc Kinh hay Hà Nội, hay Manila để kiếm lời?
 
Một thí dụ là doanh nghiệp ONGC Videsh của Ấn đã có hai dự án liên doanh với Việt Nam trên hai lô dầu 127 và 128 trong khu vực tranh chấp này. Khi thăm dò như vậy thì tốn kém và họ mất 45 triệu đô la mà chưa thấy triển vọng. Vì vậy, Tháng Tư năm 2012, Ấn Độ tính rút khỏi lô 127 và cân nhắc lại về lô 128 trong khi Việt Nam cố thuyết phục họ ở lại.
 
Thế rồi quyết định của Trung Quốc là đem chín lô trên thềm lục địa của Việt Nam ra gọi thầu quốc tế làm Ấn Độ bị kẹt.
 
Nếu kinh doanh không lời mà triệt thoái thì ai cũng thông cảm. Nhưng khi Trung Quốc nhảy vào một nơi mà Ấn đang liên doanh với Việt Nam thì việc triệt thoái của Ấn lại có ý nghĩa ngoại giao, như phải bỏ chạy vì sợ đụng độ với Trung Quốc. 
 
Vì doanh lợi lẫn ngoại giao chính trị, mũi dùi CNOOC của Bắc Kinh thật ra có cán khá dài. Mà là cán sắt.
 
***
 
Kế tiếp, ta hãy tìm hiểu vì sao giàn khoan 981 lại được 80 tầu Trung Quốc bảo vệ mà chưa dùng tới Hải quân?
 
So với các nước khác, lãnh thổ Trung Quốc có bờ biển dài nhất thế giới,: từ cửa sông Áp Lục gần bán đảo Triều Tiên đến Vịnh Bắc Bộ là hơn 22 ngàn cây số. Nhưng vì là một cường quốc lục địa mới vươn ra ngoài, họ không có hệ thống duyên phòng hay hải cảnh (bảo vệ duyên hải) thống nhất và phân tán vào năm bộ phận với cấp số khoảng bốn vạn người cùng chia sẻ trách nhiệm về hải dương mà lại không phối hợp.
Năm bộ phận ấy là Hải Sự, Hải Cảnh, Hải Quan, Ngư Chính và Hải Giám.
 
Trong năm cơ quan, lớn nhất là Cục Hải Sự MSA (Maritime Safety Administration) có hai vạn nhân viên thi hành luật lệ liên quan đến hải dương, như an ninh hay an toàn hàng hải, cứu hộ, kiểm tra tầu bè, quản lý hải cảng. Cơ quan thật sự là hành chánh này mới chỉ thành hình từ 1998 sau khi sát nhập hai bộ phận thanh tra tầu bè và kiểm tra hải cảng nằm trong Bộ Giao Thông.
 
Cơ quan thứ hai là lực lượng cảnh sát ngoài biển, tên là Hải Cảnh (cứ được gọi là Coast Guard), thuộc bộ Công An, tức là bộ Nội vụ. Về hình thức, Hải Cảnh là cơ quan duy nhất được võ trang và về thực tế là cánh tay bạo lực hay cưỡng hành cho các cơ quan khác.
Cơ quan thứ ba là Hải Quan Tổng Thự (General Administration of Customs), phụ trách về quan thuế, bài trừ buôn lậu và quản lý thương cảng. Cơ quan thứ tư là Ngư Chính (Fisheries Law Enforcement Command) thuộc Bộ Nông Nghiệp, với trách nhiệm khuếch trương và bảo vệ quyền lợi đánh bắt thủy sản cho một quốc gia tiêu thụ nhiều cá nhất thế giới.
 
Cơ quan thứ năm, nổi tiếng vì thẩm quyền và sức bành trướng rất mạnh trong các năm qua là Hải Giám (Marine Surveillance), thuộc về Cục Hải Dương Quốc Gia của Bộ Tài Nguyên và Quốc Thổ (quản lý đất đai và tài nguyên quốc gia). Với cấp số khoảng tám ngàn người, Hải Giám có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên một diện tích ngoài biển khoảng ba triệu cây số vuông, kể cả Đặc Khu Kinh Tế EEZ, và là mũi nhọn trong những xung đột gần đây với Nhật Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân nhờ phi cơ, trực thăng và cả tầu tuần duyên.
Thế rồi mùng 10 Tháng Ba năm ngoái, Bắc Kinh công bố kế hoạch tái phối trí hệ thống kiểm soát và bảo vệ quyền lợi ngoài biển qua việc thống nhất bốn cơ quan hữu trách làm một, dưới quyền chỉ đạo của Quốc Gia Hải Dương Cục (thuộc bộ Tài Nguyên và Quốc Thổ) là cơ chế đang chỉ huy lực lượng Hải Giám. Bốn cơ quan đó là Hải Cảnh, Hải Quan, Ngư Chính và Hải Giám. Lực lượng Hải Sự thì vẫn được duy trì dưới quyền giám hộ của Bộ Giao Thông.
Xin nhìn lại cho kỹ: từ năm ngoái, Bắc Kinh tổ chức lại hệ thống bảo vệ quyền lợi ở vùng biển cận duyên, với danh nghĩa hiền hòa là thuộc quyền giám hộ của Bộ Tài Nguyên hay Giao Thông, nhưng có khả năng quân sự đáng kể nếu so với khả năng của các lân bang đang có tranh chấp.
 
Bí thuật ở đây là không dùng tới Hải quân để Hoa Kỳ không e ngại hoặc có lý do can thiệp.
 
 
***
 
Tổng kết lại, Bắc Kinh chuẩn bị mọi việc từ khá lâu và quyết định của Tổng công ty CNOOC chỉ là kết cục tất yếu, nhưng mở ra nhiều vấn đề không chỉ cho Việt Nam mà cho các nước khác trong khu vực.
Chúng ta nên tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, kinh doanh và, sâu xa hơn vậy, là cả khía cạnh an ninh chiến lược.
 
Thứ nhất, miền Tây Thái bình dương mà ta gọi chung là biển Đông Á có khu vực Đông Bắc Á là vùng biển tiếp cận giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, Nhật Bản xuống tới Đài Loan. Miền Nam có khu vực Đông Nam Á, là vùng biển Đông hải của Việt Nam mà thế giới quen gọi là Trung Nam hải, biển miền Nam của Trung Quốc, hay biển Hoa Nam. Vùng biển Đông Nam Á này mới là khu vực chiến lược nhất cho cả thế giới, vì thịnh vượng hay chiến tranh có thể là từ đấy mà ra.
 
Đây là nơi sinh sống của gần 600 triệu dân Đông Nam Á bên cạnh hơn hai tỷ người tại Trung Hoa và bán đảo Ấn Độ, tức là 40% dân số toàn cầu. Vùng biển này có các dòng hải lưu và ba eo biển nối liền Ấn Độ dương với Thái bình dương, nối liền Đông Bắc với Đông Nam Á và Úc Châu. Vì vậy, không chỉ có 10 quốc gia Đông Nam Á mà hầu hết các nước khác đều phải đi qua khu vực này trong mục tiêu giao dịch buôn bán.
 
Thứ hai, vùng biển Đông Nam Á có tiềm lực cao về năng lượng. 
 
Người ta tính ra trữ lượng đã xác định về dầu thô là bảy tỷ thùng và về khí đốt là 900 ngàn tỷ thước khối. Là một nước đói ăn và khát dầu, Trung Quốc rốt ráo tìm hiểu tiềm năng về dầu và khí tại đây. Họ ước lượng là dưới lòng biển Đông, họ có thể tìm ra 130 ngàn tỷ thùng dầu, coi đây là giếng dầu khổng lồ chỉ thua Saudi Arabia mà thôi. Nhìn cách khác, mà cũng từ Trung Quốc ra, một phần ba trữ lượng về dầu khí của xứ này thật ra lại nằm tại biển Đông Nam Á. Nhưng 70% của số năng lượng đó lại nằm rất sâu dưới đáy biển, trên một khu vực có diện tích là 1.600 ngàn cây số vuông.

Khi vạch ra cái lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn của thiên hạ, có diện tích là ba triệu rưởi cây số vuông - bằng một phần ba của lãnh thổ Trung Quốc - tất nhiên Bắc Kinh nhắm vào nguồn dầu khí ở dưới. Nhưng dầu khí không là tất cả.

Sau ba tháng thăm dò, có khi giàn khoan HD 981 chẳng tìm ra cái gì đáng phấn khởi và mất toi vài chục triệu đô la. Nhưng cái "được" nó lại nằm ở phía khác. Tại Bắc Kinh. 
 
Đó là chứng minh được sức mạnh của Trung Quốc, trước sự bất nhất và do dự của Hoa Kỳ.

Các nước tính sao đây?
 

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"

Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)

Thời sự: Thứ ba, 6/05/2014    
 
Thanh Phương
        
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày hôm nay, 06/05/2014, viết rằng Trung Quốc phải « cho Việt Nam một bài học », nếu Hà Nội bị cho là gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.
 
Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận nói trên sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, xem đây là hành động « bất hợp pháp ».

Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 04/05, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Lê Hải Bình tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối ». Phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn torong vùng biển của Trung Quốc.

Đáp lại phản ứng của phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay khẳng định « Hà Nội sẽ không dám tấn công trực tiếp các giàn khoan của Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam có thêm những hành động ở Tây Sa ( tên Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ), mức độ các biện pháp đối phó của Trung Quốc phải được nâng lên ». Tờ báo viết tiếp : « Nếu Việt Nam trở nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng ».

Theo hãng tin AP, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến lược của Trung Quốc hiện nay là nâng dần mức độ xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, vì nghĩ rằng các nước láng giềng nhỏ hơn rất nhiều sẽ không thể hoặc không dám ngăn chận. Hà Nội đã từng tố cáo tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và sách nhiễu ngư dân Việt Nam.

Cũng theo nhận định của AP, những hành động nói trên của Bắc Kinh đặt chính quyền độc đoán của Việt Nam vào thế khó xử, vì người dân Việt Nam vẫn căm ghét Trung Quốc, đồng minh về ý thức hệ của Hà Nội. Các nhà bất đồng chính kiến vẫn lên án chính quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược với Bắc Kinh.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Elbe kỷ niệm 200 năm ngày Hoàng đế Napoléon bị lưu đày

Thời sự: Chủ nhật, 4/05/2014
     

Napoleón cưỡi ngựa viễn chinh, tranh của danh họa Jacques-Louis David © Dist. RMN Châteaux de Versailles (Gérard B)
Napoleón cưỡi ngựa viễn chinh, tranh của danh họa Jacques-Louis David © Dist. RMN Châteaux de Versailles (Gérard B)
Thanh Hà
 
Hòn đảo nhỏ nằm ở Địa Trung Hải, Elbe, kỷ niệm trọng thể sự kiện cách nay 200 năm, Hoàng đế Napoléon đặt chân đến cảng Portoferraio trong cuộc lưu đày. Elbe còn là điểm khởi đầu của « Triều đại 100 ngày ». Đối với dân cư địa phương, Napoléon là người có công đổi mới bộ mặt của hòn đảo này. Ngày nay, hàng năm dân chúng Elbe vẫn tổ chức trọng thể và cầu nguyện vào đúng ngày giỗ cố Hoàng đế Pháp.
 
Cách nay đúng 200 năm, Napoléon bị đày đến đảo Elbe. Hoàng đế Pháp được đưa đến đây trên một chiếc thuyền buồm. Các chức sắc trên đảo ra tận cảng Portoferraio nghênh tiếp vị Hoàng đế vừa bị truất phế. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, hôm nay hàng trăm diễn viên trong y phục của thời đại đầu thế kỷ thứ XIX diễn lại cảnh tàu của quân liên minh đưa Hoàng đế Pháp cập bến cảng Portoferraio vào đúng ngày 04/05/1814.
 
Từ sáng sớm, những con đườg nhỏ đã tấp nập ngựa xe. Hơn 400 diễn viên đến từ mọi miền châu Âu trong những bộ áo đuôi tôm, mũ có vành, đeo kiếm dài ngang thắt lưng, để cùng sống lại những giờ khắc lịch sử của hòn đảo.
 
Đối với tất cả những người có mặt trên đảo Elbe hôm nay, đây là một sự kiện trọng đại, một lễ kỷ niệm có nhiều ý nghĩa vì chính từ đảo Elbe này, Hoàng đế Napoléon đã lên kế hoạch chinh phục lại ngai vàng và chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tháng 3/1815, mở ra Triều đại 100 ngày cho tới trận chiến cuối cùng ở Waterloo.
 
Còn đối với chưa đầy 35.000 dân cư sinh sống tại hòn đảo nhỏ này ngày nay, thì Napoléon là người đã có công mở đường, dựng trường học bệnh xá xây cả nhà hát cho đảo Elbe. 
 
Giờ đây Elbe là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Cảng Portoferraio là điểm đến của những chiếc du thuyền hạng sang. Đảo Elbe thuộc chủ quyền của nước Ý có diện tích hơn 220 km2, là nơi Hoàng đế Napoléon bị đưa đi đày lần thứ nhất. Ông cư ngụ trên hòn đảo này tổng cộng là 10 tháng.
 
Tại đây, ông đã lên kế hoạch chinh phục lại quyền lực. Vào tháng 3/2015 Napoléon cùng với đội quân trung thành nhất của mình đổ bộ lên đất Pháp và bắt đầu thời kỳ trị vì ngắn ngủi được gọi là «Triều đại 100 ngày » cho đến khi bại trận ở Waterloo – Bỉ ngày 18/06/1815.
 
 

THẾ CỜ CHIẾN LƯỢC CHÍNH TRỊ PUTIN


@Phạm Thiên Thơ

Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga. Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu. Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi  duy nhất  trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
 
Sau thời kỳ cai trị của chế độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm 1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa (glasnost), cải tổ kinh tế (perestroika) theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tảng quyền đến các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan  hậu qủa ngày nay chúng ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.

Có tật nên hay giật mình, bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo Crimea? Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác hơn. Đi theo các giá trị phổ cập về tự do dân chủ của Tây Phương ư? Bất khả thi!...bài học Mikhail GorbachevBoris Jelzin đã rành rành trước mặt. Muốn trở thành một siêu cường tự do dân chủ như Mỹ ư?  Khó qúa! Nhìn cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đã trải dài trên 200 năm ngày nay mới phân phối hệ thống tảng quyền, tự do dân chủ và bình đẳng đến khắp các tiểu bang một cách hài hòa vững mạnh. Còn nước Nga sau cuộc cách mạng cộng sản 1917 của Lénin cũng đã sinh sau đẻ muộn, lại còn èo uột bệnh hoạn đủ thứ sau hơn 70 năm thực thi thiên đường chủ nghĩa xã hội cộng sản!

Một chọn lựa khả thi đối với Putin không phải mạo hiểm như Gorbachev hay Jeltsin theo Tây Phương, ngược lại chỉ muốn tiếp nối di sản độc tài của các đế chế Sa Hoàng và Cộng sản thì Putin mới có thể cai trị theo hướng giữ vững và bành trướng lãnh thổ một đế quốc Nga ra khắp thế giới.

Từ chiến trường Georgia, Abkhazia, Nam Ossetia đến Crimea và hiện thời Nga đang tập trận, đồn trú quân đe dọa chiếm cả miền Đông Ukaina, đủ thấy Putin đã chọn con đường truyền thống cổ điển theo lối cai trị độc tài, trung ương tập quyền có phần dễ hơn là mạo hiểm theo lối tân thời Gorbachev hay Jeltsin. Đối với Putin mở ra những nuớc cờ đấu tranh quân sự đã từng thắng ở Georgia, Nam Ossetia hay Crimea thì những cuộc chiến này đã dễ như trở bàn tay, không có gì gọi là mạo hiểm như hai lãnh tụ thân Tây Phương trước đây; nhưng dù có mạo hiểm trong chiến tranh vẫn còn hơn là mạo hiểm trong chính trị?


 

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Thủ tướng Đức thăm Mỹ : Ukraina nổi bật trong chương trình nghị sự

Thời sự: Thứ sáu, 2/05/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp G7 tại The Hague, 24/03/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp G7 tại The Hague, 24/03/2014
REUTERS/Jerry Lampen/Pool
Mai Vân
 
Vào hôm nay, 02/05/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel khởi sự chuyến viếng thăm Mỹ, được đánh dấu bằng một cuộc họp thượng đỉnh 4 tiếng đồng hồ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Với các diễn biến ngày càng đáng ngại ở Ukraina, hồ sơ này chắc chắn nổi bật trong cuộc nói chuyện Merkel-Obama, bên cạnh các hồ sơ kinh tế, thương mại, đặc biệt là thỏa thuận tự do mậu dịch Mỹ-Châu Âu đang được hai bên đàm phán.
 
Cuộc họp Markel-Obama lần này rất được chú ý, vì lẽ đây là lần đầu tiên hai người đối mặt với nhau từ năm ngoái, sau các tiết lộ về việc Thủ tướng Đức bị Cơ quan tình báo Mỹ NSA nghe trộm.

Chính Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, đã làm cho quan hệ Washington-Berlin rạn nứt khi tiết lộ quy mô to lớn của các chiến dịch nghe lén của cơ quan NSA, nhắm cả vào điện thoại di động của nữ Thủ tướng Đức.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát ra tại Đức hồi tháng Giêng đầu năm, Tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng giảm bớt cơn thịnh nộ của bà Merkel và hứa rằng trong tương lai « Thủ tướng Đức không cần phải lo lắng » về việc mình bị Mỹ dọ thám.

Vấn đề là, Berlin muốn có một hiệp ước cấm dọ thám lẫn nhau giữa hai nước, điều không được Washington chấp nhận. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng nước ông sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tình báo, mà đối tượng bao gồm cả các nước đồng minh.

Tuy nhiên, theo báo chí và giới phân tích Đức, vụ Snowden sẽ không bị lãng quên, nhưng nó đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina bùng lên với vụ Nga sáp nhập Crimée, và tiếp theo là các biến động ở miền Đông Ukraina.

Hồi đầu tuần, chính quyền Obama đã công bố biện pháp trừng phạt mới liên quan đến bảy quan chức Nga và 17 công ty. EU cũng đã đưa thêm năm tên quan chức Nga và Ukraina thân Nga vào danh sách trừng phạt của mình.

Thế nhưng, Hoa Kỳ cho đến nay vẫn tránh chưa đụng chạm đến các biện pháp trừng phạt các ngành cụ thể của nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thái độ thận trọng của Mỹ được giải thích bằng sự dè dặt của một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, không muốn bị Mátxcơva trả đũa.

Nguồn: http://www.viet.rfi

Quân đội Ukraina tấn công vào Slaviansk

Thời sự: Thứ sáu, 2/05/2014
Binh sĩ Ukraina tại một vị trí ở phía nam thành phố Slaviansk, vừa chiếm lại từ tay quân nổi dậy, 02/05/2014.
Binh sĩ Ukraina tại một vị trí ở phía nam thành phố Slaviansk, vừa chiếm lại từ tay quân nổi dậy, 02/05/2014.  REUTERS/Baz Ratner
Tú Anh 
        
Từ sáng sớm hôm nay 02/05, Ukraina tung quân tái chiếm Slavanks, căn cứ địa của phe thân Nga ở miền đông và cũng là nơi giam giữ 11quan sát viên OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu). Phe nổi dậy kháng cự bằng trọng pháo, tên lửa địa đối không cá nhân, bắn hạ hai trực thăng chứng tỏ họ không phải là thường dân Ukraina như Nga khẳng định.
 
Từ Donetsk, thông tín viên Daniel Vallot tổng hợp thông tin :
 
Theo các hãng thông tấn, súng đã nổ từ sáng sớm hôm nay tại một chốt kiểm soát ở phía nam thành phố Slaviansk. Chốt này đã bị lực lượng Ukraina chiếm được từ tay phe thân Nga. Một phát ngôn viên của phe này tuyên bố quân đội Ukraina đã mở một hành quân với quy mô lớn tấn công họ. Dân chúng địa phương cũng xác nhận sự kiện này với tuyền thông Ukraina là cuộc tấn công đã khai diễn từ sáng sớm hôm nay 02/05 và đánh từ nhiều mặt. Tuy nhiên, quân đội Ukraina tập trung lực lượng vào phía nam thành phố 130.000 dân này.
 
Theo AFP, súng nổ vang trong buổi sáng nay, nhưng ở trung tâm thành phố tình hình vẫn yên tĩnh.
Chính quyền Kiev và quân đội Ukraina có lẽ quyết tâm tái chiếm Slaviansk hoặc ít nhất là kiểm soát các khu ngoại ô. Đây là lần đầu tiên từ khi Kiev thông báo chiến dịch « chống khủng bố », quân đội chính phủ nỗ lực chiếm lại Slaviansk để chận đứng cuộc nổi dậy của phe thân Nga mỗi ngày mỗi lan rộng ở miền đông.
 
Theo Reuters và các nguồn tin được tình báo Ukraina xác nhận thì trong buổi sáng hôm nay, một chiếc trực thăng Mi-24 do Nga chế tạo đã bị trúng hỏa tiễn địa-không cá nhân. Một phi công tử thương, người thứ hai bị phe thân Nga bắt. Trực thăng Mi-24 thứ hai bay song song phải đáp khẩn cấp, trong khi chiếc thứ ba chở toán bác sĩ quân y bị trúng đạn gây thương tích cho một người.
 
Theo bộ trưởng nội vụ Ukraina Arsen Avakov và sở tình báo SBU thì sự kiện vũ khí tối tân được sử dụng chứng tỏ có « chuyên gia quân sự nước ngoài » hoạt động trong lãnh thổ Ukraina.
 
Sáng nay, Matxcơva kêu gọi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE can thiệp ngăn chận cuộc phản công « trả thù » của Ukraina. Cùng lúc đó, phát ngôn viên điện Kremlin cho rằng chiến dịch quân sự đã « chôn vùi » thỏa thiệp Genève 17/04/2014.
 
Theo tin giờ chót, phe thân Nga tại Louhansk, một thành phố nằm sát biên giới Nga, đã rút ra khỏi văn phòng viện công tố và cơ sở đài truyền hình quốc gia tại địa phương, mà họ chiếm giữ từ nhiều tuần nay.
 
Nguồn: http://www.viet.rfi